NHẬN XÉT MỚI

Liên kết

Thông báo mới

Welcome to www.tailieumoitruong.org Thư viện chia sẻ tài liệu môi trường miễn phí

Phương pháp phân tích chỉ tiêu - Độ Đục

0 Lượt xem: | Nhận xét: 0
Phương pháp phân tích chỉ tiêu - Độ Đục Phương pháp phân tích chỉ tiêu - Độ Đục
9/10 356 bình chọn
Phương pháp phân tích chỉ tiêu - Độ Đục
Bài 9: ĐỘ ĐỤC

I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Ý nghĩa môi trường
Độ đục của nước bắt nguồn từ sự hiện hữu của vô số vật thể li ti ở trạng thái huyền phù như đất sét, vật chất hữu cơ và vô cơ, vi sinh vật gồm các loại phiêu sinh động vật.
Đối với nước cấp, độ đục là một trong các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước cấp, vì nước có độ đục cao sẽ không được chấp nhận về mặt cảm quan và giá thành của nước sẽ tăng do chi phí xử lý.
2. Nguyên tắc
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này dựa trên sự hấp thu ánh sáng của các cặn lơ lửng có trong dung dịch.
3. Các trở ngại
Cặn có khả năng lắng nhanh, cuvete bẩn, có bọt khí trong mẫu, độ màu thật của mẫu là những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả độ đục.

II. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT
1. Dụng cụ và thiết bị
- Máy spectrophotometer
- Pipet 5 ml, 25 ml
- Bình định mức 100 ml
2. Hóa chất
a. Dung dịch lưu trữ 4000 NTU (ổn định trong một năm nếu bảo quản tốt).
- Dung dịch 1: hòa tan 1,000 g hydrazine sulfate (NH2.NH2.H2SO4) trong một ít nước cất rồi định mức thành 100 ml với nước cất.
- Dung dịch 2: hòa tan 10,000 g hexamethylenetetramine (C6H12N4) trong 100 ml nước cất.
- Hòa trộn 5,0 ml dung dịch 1 và 5,0 ml dung dịch 2. Pha loãng thành 100 ml với nước cất, sau đó để yên 24 giờ ở nhiệt độ 25 ± 3 độ C. Dung dịch này có độ đục là 4000 NTU. Trữ trong chai nâu và lắc đều khi sử dụng
b. Dung dịch chuẩn 400 NTU: Lấy 100 ml dung dịch lưu trữ độ đục 4000 NTU pha loãng với nước cất, định mức thành 1000 ml.

III. THỰC HÀNH
1. Lập đường chuẩn
- Pha chế dung dịch chuẩn: pha loãng từ dung dịch chuẩn có độ đục là 400 NTU để có thang độ đục chuẩn theo bảng sau:
- Đo độ hấp thu của thang độ dục chuẩn dung dịch chuẩn trên máy spectrophotometer ở bước sóng 450 nm.
2. Đối với mẫu cần xác định độ đục
Lắc thật kỹ bình đựng mẫu, đo độ hấp thu của mẫu trên máy Spectrophotometer ở bước sóng 450 nm.

IV. CÁCH TÍNH 
Từ độ màu và độ hấp thu của thang độ đục chuẩn. Vẽ giản đồ A = f(C), sử dụng phương pháp bình phương cực tiểu để lập phương trình y = ax + b. 
Từ trị số độ hấp thu Am của mẫu, tính nồng độ Cm. Nếu trị số Am¬ của mẫu vượt quá trị số độ hấp thu của thang độ đục chuẩn, phải pha loãng mẫu đến nồng độ thích hợp.

V. CÂU HỎI
1. Nguyên nhân gây độ đục cho:
- dòng sông 
- dòng sông bị ô nhiễm
- nước thải sinh hoạt
2. Có sự liên quan nào giữa các đơn vị đo độ đục: mg SiO2, FTU, NTU.
Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo Hot

Tham gia cộng đồng trên Zalo để nhận được sự tương tác tốt hơn.
Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo Hot

Nhóm đăng và tìm thông tin tuyển dụng ngành môi trường.
Like và chia sẻ bài viết này ủng hộ mình nhé!

0 Response to "Phương pháp phân tích chỉ tiêu - Độ Đục"

Đăng nhận xét

Được tải trợ

Liên kết

Thư viện môi trường | Mật ong rừng | Hóa Chất Xử Lý Nước Thải | Vi sinh môi trường | Tự Học Exsel | Bách Hóa Môi Trường | Vật tư môi trường | Van và Thiết bị đo lường | Cộng đồng kỹ thuật cơ điện VN
Hotline: 09.8484.2357