Sức sống của nền văn minh chúng ta hiện nay đang dựa vào các quá trình không tái tạo, luôn gắn liền với việc sản xuất và tiêu thụ với nhịp độ ngày càng cao điện năng và các dạng nhiên liệu khác nhau cho các phương tiện vận tải đủ loại. Trữ lượng khai thác các nhiên liệu này như dầu mỏ, than, khí tự nhiên,…dù có lớn đến đâu thì giờ đây có vẻ như cũng chỉ đảm bảo cho sự tồn tại của nền văn minh đó không quá 20-50 năm nữa, trong điều kiện không có những chấn động chính trị và kinh tế.
Trước tình hình đó không ít nhà khoa học tìm đến nguồn năng lượng hạt nhân và khẳng định hạt nhân chính là giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề khủng hoảng năng lượng Trái Đất, hạt nhân là giải pháp bảo vệ môi trường, là cách giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Sử dụng năng lượng hạt nhân mở ra một quá trình tiến hóa , trong đó gồm cả cuộc cách mạng kỹ thuật mới dẫn tới cơ sở mới về công nghệ và năng lượng cho nền kinh tế. Nhưng bên cạnh đó lại có những ý kiến chống đối lại lên án các lò phản ứng hạt nhân là nguy cơ tiềm tàng dẫn đến phá hủy môi trường sống…và vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl năm 1986 đã là giọt nước làm tràn ly.
Mặc dù năng lượng hạt nhân mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng các Chính phủ đều biết hiểm họa nếu có sự cố xảy ra. Tóm lại “ Năng lượng hạt nhân – Bạn hay thù?” đó là câu hỏi bỏ lửng. Đối với vấn đề cực nóng bỏng hiện nay, nhóm chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến về vấn đề sử dụng năng lượng hạt nhân hiện nay và sẽ đi sâu hơn về việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình.
Trước tình hình đó không ít nhà khoa học tìm đến nguồn năng lượng hạt nhân và khẳng định hạt nhân chính là giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề khủng hoảng năng lượng Trái Đất, hạt nhân là giải pháp bảo vệ môi trường, là cách giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Sử dụng năng lượng hạt nhân mở ra một quá trình tiến hóa , trong đó gồm cả cuộc cách mạng kỹ thuật mới dẫn tới cơ sở mới về công nghệ và năng lượng cho nền kinh tế. Nhưng bên cạnh đó lại có những ý kiến chống đối lại lên án các lò phản ứng hạt nhân là nguy cơ tiềm tàng dẫn đến phá hủy môi trường sống…và vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl năm 1986 đã là giọt nước làm tràn ly.
Mặc dù năng lượng hạt nhân mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng các Chính phủ đều biết hiểm họa nếu có sự cố xảy ra. Tóm lại “ Năng lượng hạt nhân – Bạn hay thù?” đó là câu hỏi bỏ lửng. Đối với vấn đề cực nóng bỏng hiện nay, nhóm chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến về vấn đề sử dụng năng lượng hạt nhân hiện nay và sẽ đi sâu hơn về việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình.
Đánh giá tác động môi trường - SVĐH Tôn Đức Thắng |
0 Response to "Đánh giá tác động môi trường - SVĐH Tôn Đức Thắng"
Đăng nhận xét