Bài viết ngẫu nhiên Đồng hồ đo lưu lượng Vi sinh khử mùi Mật rỉ không màu dùng cho nước thải Liên hệ quảng cáo Tính toán và thiết kế cho bể lắng đứng với công suất 2500 m3 ngày đêm 0 Lượt xem: | Nhận xét: 0 Admin Tài liệu môi trường | Biên tập: John Pham Tags: Tính toán - thiết kế Tính toán và thiết kế cho bể lắng đứng với công suất 2500 m3 ngày đêm tháng 6 11, 2016 9/10 356 bình chọn Xem tài liệu Tính toán và thiết kế cho bể lắng đứng với công suất xử lý Q=2500 m^3⁄nđ Theo cấu tạo của bể chia ra làm hai phần: Phần thân là vùng lắng có dạng là hình hộp với tiết diện ngang của vùng lắng là hình vuông Phần đáy là vùng nén cặn có dạng là hình tháp cụt với tiết diện ngang là hình vuông Tính toán với bể lắng đứng với lưu lượng Q=2500 m^3⁄nđ Diện tích tiết diện ngang vùng lắng F=β*Q/(3.6*v_tt*N) v_tt: tốc độ nước đi lên nhỏ hơn tốc độ rơi của hạt cặn u_0=0.5 mm/s (dựa theo tốc đọ rơi của hạt cặn trong bể lắng ngang với hàm lượng xư lý nước có phèn hay không phèn) với hàm lượng cặn trong nước phèn nước đục lượng cặn 1200 mg/l suy ra tốc độ nước đi lên v_tt=0.5 mm/s Số bể là N = 2 Hệ số kể đến việc sử dụng dung tích bể β=1.5 Suy ra diện tích ngang tiết diện vùng lắng là F=β*Q/(3.6*v_tt*N)=1.5*(2500⁄24)/(3.6*0.5*2)=43.35 m^2 Diện tích ngang của tiết diện ngăn bể phản ứng xoáy hình hộp: F_1=(Q*t)/(60*H_1*N) Với chiều cao vùng lắng chọn H = 5m (quy phạm H = 2.6 -5 m) suy ra chiều cao của vùng bể phản ứng hình trụ H_1=0.9*H=0.9*5=4.5m, chọn thời gian phản ứng trong bể phản ứng xoáy hình trụ là t=20 phút (quy phạm là 15 – 20 phút) Suy ra F_1=(Q*t)/(60*H_1*N)=(2500⁄24*20)/(60*4.5*2)=3.86 m^2 Đường kính bể phản ứng xoáy hình trụ là: D_1=√((4F_1)/π)=√((4*3.86)/π)=2.22 m Suy ra ta có kích thước đo của bể lắng là: (mặc cắt ngang là hình vuông) D=√(F+F_1 )=√(43.35+3.86)=6.87m Ta có tỷ lệ D/H=6.87/5=1.374 nhỏ hơn 1.5 thỏa mãn hệ số kể đến việc sử dụng dung tích bể Thời gian làm việc giữa hai lần xả cặn là T=(W_C*N*δ)/(Q(C_max-C)) Dung tích phần chứa nén cặn của bể là (phần chứa nén cặn có hình dạng là hình tháp cụt) W_C=1/3*h_n*(F_b+F_2+√(F_b*F_2 )) Chiều cao vùng chứa nén cặn h_n Chọn góc α ( góc giữa phần nghiêng của đáy so với mặt phẳng ngang) là 50 độ (50 – 60 độ) Chọn kích thước đáy cuả vùng nén cặn là d = 200 mm = 0.2 m (tiết diện đáy của hình tháp cụt là hình vuông) bằng với đường kính ống xả cặn là 150 – 200 mm) Suy ra chiều cao vùng chứa nén cặn h_n=(D-d)/2*tanα=(6.87-0.2)/2*tan50=3.97 m Tiết diện đáy của vùng nén cặn F_2=0.2*0.2=0.04 m^2 F_b=F_1+F=3.86+43.35=47.21 m^2 Suy ra: Dung tích phần chứa nén cặn của bể là W_C=1/3*h_n*(F_b+F_2+√(F_b*F_2 ))=1/3*3.97*(47.2+0.04+√(47.2*0.04))=64.33m^3 Chọn hàm lượng cặn còn lại sau khi lắng C = 11 mg/l ( C = 10 – 12 mg/l) Hàm lượng C_max=C_0+KP+0.25M+v mg/l Chọn hàm lượng cặn trong nước nguồn là C_0=1200 mg⁄l Chọn hệ số tinh khiết của phèn sạch là K= 1 Chọn liều lượng phèn không ngậm nước P = 90 mg/l Chọn độ màu nước nguồn M = 50 độ Chọn v = 0 Suy ra C_max=1200+1*90+0.25*50=1302.5 mg/l Chọn nồng độ cặn trung bình đã nén chặt là δ=38000 g⁄m^3 Thời gian xả cặn giữa hai lần xả cặn là: T=(W_C*N*δ)/(Q(C_max-C))=(64.33*2*38000)/(2500/24*(1302.5-11))=36.3 giờ Lượng nước dùng cho việc xả cặn bể lắng tính phần trăm lượng nước xử lý: P=(K_p*W_c*N)/(Q*T)=(1.2*64.33*2)/(2500/24*36.3)*100%=4.08% Với Kp = 1.2 (1.15 - 1.2) Tính toán thiết kế phần ống nước dẫn từ bể trộn sang bể lắng đứng (có ống trung tâm là bể phản ứng xoáy hình trụ) Nước từ bể trộn vào phần bể phản ứng xoáy hình trụ (được lồng trong bể lắng) có tốc độ nước chảy trong ống là v_ống=1 m⁄s Suy ra ta có đường kính ống dẫn nước vào bể phản ứng xoáy hình trụ là D_ống=√(4Q/(πv_ống ))=√((4*2500/(24*3600*2))/(π*1))=0.136 m Chọn đường kính trong của ống dẫn nước vào là 140 mm và đường kính ống ∅150×10 mm Miệng ống nước phun cách thành buông phản ứng là 02*D1 = 0.2 * 2.22 = 0.444 m Đường kính miệng vòi phun: D_v=1.13*√(q_v/(μ*v_v )) : hệ số lưu lượng với miệng phun hình nón có góc nón β=25° thì = 0.098 Chọn v_v=3 m/s (v_v=2÷3 m/s) Suy ra D_v=1.13*√((2500/(24*3600*2))/(0.908*3))=0.082 m Chiều dài miệng phun: l_(miệng phun)=D_v/2*cot〖β/2〗=0.041*cot12.5=0.185 m=185mm Suy ra tổn thất áp lực ở miệng vòi phun trong phần bể phản ứng xoáy hình trụ h=0.06*v^2=0.06*3^2=0.54m Vòi phun được bố trí ngập sâu trong nước 0.5 m Đường kính ống dẫn nước vào bể là D2 với vận tốc nước từ bể trộn sang bể lắng lấy 0.8 m/s (0.8 – 1 m/s) Suy ra: diện tích ống nước F_2=(2500/(24*3600*2))/0.8=0.018 m^2 Suy ra đường kính ống D_2=√((4F_2)/π)=√((4*0.018)/π)=0.152 m Cường độ khuấy trộn trong phần bể phản ứng xoáy hình trụ là: G=√((Q*γ*〖v_v〗^2)/(2*V*∂)) Lưu lượng Q=2500/(2400*3600*2)=0.1045 m^3⁄s γ=1000 kg⁄m^3 v_v=3 m/s Thể tích bể phản ứng xoáy hình trụ với thời gian lưu t = 20 phút V=2500/(2*24*60)*0=17.36 m^3 Độ nhớt động lực học của nước ở 200C ∂=0.001 kg/ms Suy ra G=√((0.0145*1000*3^2)/(2*17.36*0.001))=61 s^(-1) (thỏa mãn yêu cầu 30 – 70 s-1) Tính toán thiết kế phần máng thu nước để chuyển sang bể lọc Để thu nước đã lắng, dùng hệ thống máng vòng chảy tràn xung quanh thành bể và 4 máng hình nan quạt chảy tập trung vào máng chính. Vận tốc nước chảy trong máng là 0.6 – 0.8 m/s nên chọn vm = 0.6 m/s Nước chảy theo hai chiều nên diện tích mặt cắt ngang của máng vòng xung quanh là: f_(máng vòng)=Q/(2*2*v_m )=(2500⁄((24*3600)))/(2*2*0.6)=0.012 m^2 Thiết kế máng vòng: chọn chiều rộng máng bmáng vòng= 0.1 m Chiều cao mực nước trong máng là 0.12 m nên chọn chiều cao máng máng vòng là 0.2 m Thiết kế 4 máng răng cưa hình chữ V đặt xung quanh bể lắng và được đặt từ nối ống trung tâm đến máng vòng xung quanh Lưu lượng nước trên mỗi máng răng cưa: q_máng=(2500⁄((24*3600)))/4=0.0072 m^3/s Tấm xẻ khe hình chữ V có góc đáy 900 để thu nước: Chiều cao chữ V là: h=5 cm (quy phạm: 5 – 8 cm) Chiều cao cả tấm điều chỉnh bằng thép chọn 15 cm (quy phạm:15 – 16 cm) Khoảng cách các chữ V là 20 cm, đáy chữ V là 10 cm Chọn chiều cao mực nước trong khe chữ V là h_V=3 cm=0.03 m Khi đó lưu lượng nước qua một khe chữ V là: q_o=1.4*〖0.03〗^2.5=2.18*〖10〗^(-4) m^3⁄s Số khe cần thiết trên mỗi máng răng cưa chữa V là: n=q_máng/q_o =0.0072/(2.18*〖10〗^(-4) )=33 máng Suy ra mỗi bên máng thu bố trí số khe chữ V là: n_1=33/2=16.5 chon là 17 máng Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo Tham gia cộng đồng trên Zalo để nhận được sự tương tác tốt hơn. Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo Nhóm đăng và tìm thông tin tuyển dụng ngành môi trường. Hướng Dẫn Download | Liên Hệ Like và chia sẻ bài viết này ủng hộ mình nhé!
0 Response to "Tính toán và thiết kế cho bể lắng đứng với công suất 2500 m3 ngày đêm"
Đăng nhận xét