NHẬN XÉT MỚI

Liên kết

Thông báo mới

Welcome to www.tailieumoitruong.org Thư viện chia sẻ tài liệu môi trường miễn phí

Hướng dẫn bảo dưỡng thiết bị và biện pháp khắc phục các sự cố thường gặp

0 Lượt xem: | Nhận xét: 0
Hướng dẫn bảo dưỡng thiết bị và biện pháp khắc phục các sự cố thường gặp Hướng dẫn bảo dưỡng thiết bị và biện pháp khắc phục các sự cố thường gặp
9/10 356 bình chọn

Hướng dẫn bảo dưỡng thiết bị, biện pháp khắc phục sự cố trong vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Hướng dẫn bảo trì - bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải

Quá trình thực hiện

Các thiết bị góp phần cấu thành một hệ thống xử lý nước thải hoàn thiện, nó đóng góp lớn vào hiệu suất xử lý của hệ thống. Vì vậy công tác bảo trì hệ thống xử lý nước thải là không được phép xem nhẹ mà phải có kế hoạch cụ thể để thực hiện định kỳ và đều đặn, đảm bảo duy trì  hoạt động của hệ thống xử lý nước thải liên tục. 
Quá trình thực hiện chia làm 3 giai đoạn chính: 

Giai đoạn I   
Thường xuyên thực hiện giám sát, kiểm tra, vệ sinh và tiến hành đo đạc các thông số xem có phù hợp với các chỉ số ghi trên nhãn máy hay không (02 lần/tuần) nhằm phát hiện kịp thời các nguyên nhân có thể dẫn đến hư hỏng máy. 
Các thông số gồm: dòng điện, điện áp, độ cách điện và độ ồn … 
Độ ồn với các thiết bị được lắp chìm trong chất lỏng là 70 dB. Với các thiết bị được lắp trên mặt thoáng thì độ ồn không vượt quá 80 dB. 
Độ cách điện cho phép đối với các thiết bị dùng điện trong lưới điện hạ thế là ³ 01MW..
Điện áp tăng cho phép không vượt quá 10% đối với điện áp ghi trên nhãn máy và sụt áp không quá 2% /100V. 
Dòng điện không vượt quá dòng điện ghi trên nhãn máy. 
Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các thiết bị máy để quá trình giải nhiệt và tản nhiệt được tốt hơn.

Giai đoạn II 
Nếu máy đang ở trạng thái làm việc ổn định thì cứ định kỳ 01 tháng/lần hoặc 500 - 600 giờ làm việc ta tiến hành kiểm tra 01 lần để thay thế các chi tiết có thể bị ăn mòn hoặc hư hỏng như phốt bơm, phốt chặn cát, phốt chặn dầu...

Giai đoạn III 
Nếu máy đang ở trạng thái làm việc ổn định thì định kỳ ít nhất 1 năm /lần hoặc 5000 - 7000 giờ làm việc phải tiến hành kiểm tra cho thiết bị nhằm tránh các hư hỏng nặng có thể xảy ra dẫn đến thiết bị hư hỏng không thể khắc phục được. Các chi tiết cần thay thế bao gồm: 
  • Dầu cách điện.
  • Vòng bi.
  • Phốt bơm.
  • Các ron máy bị chai cứng, (thông thường trong giai đoạn kiểm tra này, các ron máy nên thay thế toàn bộ).

Chú ý: Quá trình hoạt động, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống xử lý nước thải phải được ghi chép lại đầy đủ vào bảng theo dõi thiết bị và lý lịch máy (ngày bảo trì, bảo dưỡng, số lần, đã thay phụ kiện gì và ghi rõ các thông số kỹ thuật để lần bảo trì sau việc theo dõi sẽ dễ dàng hơn).  
Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo Hot

Tham gia cộng đồng trên Zalo để nhận được sự tương tác tốt hơn.
Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo Hot

Nhóm đăng và tìm thông tin tuyển dụng ngành môi trường.
Like và chia sẻ bài viết này ủng hộ mình nhé!

0 Response to "Hướng dẫn bảo dưỡng thiết bị và biện pháp khắc phục các sự cố thường gặp"

Đăng nhận xét

Được tải trợ

Liên kết

Thư viện môi trường | Mật ong rừng | Hóa Chất Xử Lý Nước Thải | Vi sinh môi trường | Tự Học Exsel | Bách Hóa Môi Trường | Vật tư môi trường | Van và Thiết bị đo lường | Cộng đồng kỹ thuật cơ điện VN
Hotline: 09.8484.2357