Nguồn nước của Việt Nam có độ cứng khá cao. Nước cứng thường chứa các tạp chất muối khoáng hòa tan như Ca2+, Mg2+, S2-, sắt, chì và CaCO3.
Gây ra các vết ố trên bồn tắm, lavabo, bồn rửa chén,…
Mùi vị của nước không như bình thường thì chắc chắn nguồn nước là nước cứng.
Nếu không xử lý nguồn nước này, thì các tạp chất khoáng sẽ làm tắc đường ống nước do cặn gỉ sét, gây hư hại và giảm tuổi thọ các thiết bị nước nóng lạnh, máy rửa chén, máy giặt, máy pha cà phê,... và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.
Độ cứng của nước là số đo hàm lượng các ion kim loại Ca2+ và Mg2+ có trong nước.
Độ cứng của nước được gọi là tạm thời khi có mặt của muối cacbonat (CO32-) và bicacbonat (HCO3-) Ca, Mg. Loại nước này khi đun sôi sẽ tạo ra muối kết tủa CaCO3 và MgCO3.
Độ cứng vĩnh cữu của nước do các loại muối sunfat hoặc clorua Ca, Mg tạo ra. Loại muối này thường khó xử lý.
Trong sinh hoạt, độ cứng cao gây lãng phí xà phòng và các chất tẩy rửa, tạo cặn lắng bám trên bề mặt các trang thiết bị sinh hoạt.
Trong công nghiệp độ cứng của nước gây cản trở cho quá trình vận chuyển và làm giảm năng lực truyền nhiệt, giảm tuổi thọ của thiết bị.
Bài giảng: Làm mềm nước cứng |
0 Response to "Bài giảng: Làm mềm nước cứng"
Đăng nhận xét