Tiếp theo giai đoạn nitrate hóa (chuyển hóa NH4+ thành NO3-) sẽ là giai đoạn khử nitrate thành nitơ (NO3-+ à N2). Cả hai giai đoạn này được gọi là quá trình khử nitơ trong nước thải.
Ảnh minh hoạ |
1. Quá trình nitrate hóa được thực hiện bởi nhóm vi khuẩn dị dưỡng
Khử nitrate là quá trình khử NO3- thành N2 thực hiện bởi nhóm vi khuẩn dị dưỡng, đây là dạng phản ứng oxi hóa khử, tạo ra năng lượng để cung cấp cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật.
5CH3OH + 6NO3- à 3N2 +5CO2 + 7H2O + 6OH-
Vi khuẩn dị dưỡng tiêu hóa cacbon hữu cơ (BOD) để tổng hợp tế bào.
Hiểu được cơ chế trao đổi của vi sinh vật chính là chìa khóa quan trọng để vận hành hệ thống và xử lý sự cố. Đối với quá trình khử nitrate, thì nitrate sẽ oxi hóa các chất hữu cơ (BOD), chất hữu cơ sẽ bị mất electron để nhường cho nitrate, nghĩa là phản ứng tổng sẽ bao gồm hai phản ứng: oxi hóa các chất hữu cơ và khử nitrate.
2. Vi khuẩn dị dưỡng có tốc độ sinh trưởng cao
Tốc độ sinh trưởng của các vi khuẩn dị dưỡng trong quá trình khử nitrate thường diễn ra nhanh và mạnh, thông thường có khoảng 0.2 đến 2.0 gam VSS được tạo ra trên 1 gam NO3- bị khử.
3. Quá trình khử nitrate sẽ làm tăng độ kiềm của nước thải
Có khoảng 3,57 mg độ kiềm sinh ra trên mỗi miligram nitrate chuyển hóa thành phân tử N2. Như vậy lượng kiềm sinh ra này sẽ bù đắp được một phần bị mất đi trong quá trình Nitrate hóa (quá trình oxi hóa mỗi milligram sẽ tiêu thụ khoảng 7.14mg độ kiềm).
0 Response to "03 ĐIỀU CẦN NHỚ KHI NÓI VỀ QUÁ TRÌNH KHỬ NITRATE TRONG NƯỚC THẢI"
Đăng nhận xét