Ngoài ra công nghệ tuyển nổi ứng dụng để loại bỏ quặng sunfit, cacbonat, các ôxit, quặng phosphat, apatit và than. Tuy nhiên, công nghệ này bị giới hạn bởi nhiệt độ < 40oC, áp suất, nguồn nước, không khí và trình độ của người vận hành.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ này đó là nước thải sau khi phản ứng với hoá chất hình thành các bông cặn lớn và được các bong bóng có kích thước siêu nhỏ đưa lên trên mặt nước, các bông cặn sau đó sẽ được thu lại bằng hệ thống thu gom.
Cách để người ta tạo ra khí vi bọt đó là dùng nước tiếp xúc với khí (không khí tồn tại ở dạng, nitơ hoặc khí tự nhiên) và được nén trong bình với áp suất cao. Các bong bóng sau đó được tạo ra bằng cách giải phóng áp suất trong nước. Các bong bóng có kích thước siêu nhỏ từ 5-10 micromet được tạo dựa trên định luật Henry, kích thước bong bóng sẽ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, không khí và nguồn nước.
Một số biểu đồ mà chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra về nguyên lý của vi bọt
Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa hàm lượng khí hoà tan và nhiệt độ |
Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa hàm lượng khí hoà tan và áp suất |
Dựa vào hai biểu đồ trên đã cho ta thấy rõ về mỗi liên hệ giữa chất lượng khí vi bọt có liên quan mật thiết đến áp suất và nhiệt độ môi trường xum quanh. Và bên dưới đây chúng tôi chia sẻ một video liên quan đến khí vi bọt của một nhà máy nằm trong các dự án của chúng tôi.
Dựa và kinh nghiệm nhiều năm làm việc và nghiên cứu về công nghệ tuyển nổi ứng dụng cho ngành xử lý nước thải, chúng tôi đã đúng kết lại một số lưu ý về quá trình tạo khí vi bọt mà chúng ta cần xem xét trong việc đầu tư và vận hành hệ thống tuyển nổi siêu nông đạt hiệu quả cao nhất có thể:
1. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình tạo vi bọt vào khoảng 20oC.
2. Nguồn nước cấp cho quá trình tạo vi bọt chiếm 5-50% lưu lượng nước thải thực tế
3. Các bong bóng sau đó thu được bằng cách giải phóng áp suất trong nước được điều áp trong một đơn vị cụ thể.
4. Không khí được giải phóng dưới dạng vi bọt khi đạt được độ bão hòa và khử bão hòa 100%.
5. Loại đơn vị giảm áp sẽ có tác động quyết định đến chất lượng (kích thước, độ đồng nhất) của các bong bóng được tạo ra.
6. Thời gian nước trong buồng tuyển nổi từ 5-10 phút
7. Buồng tuyển nổi có diện tích bề mặt lớn hơn bề mặt lớn hơn diện tích các bông bùn tạo ra.
8. Các bông bùn không phải lúc nào cũng nổi lên bề mặt, một số bông bùn có kích thước lớn, nặng sẽ chìm dưới dáy buồng tuyển nổi, và trong buồng tuyển nổi người ta đã thiết kế thiết bị thu gom bùn đáy.
Tiếp về công nghệ tuyển nổi nhé, công nghệ tuyển nổi khí hoà tan được ứng dụng phổ biến trong công nghệ xử lý nước thải với khả năng làm sạch nước thải với nồng độ chất rắn cao (2000-6000 mg/l), có thể tạo ra bọt khí mịn và đều, hiệu quả xử lý cặn lơ lửng cao (80-95%). Hiện nay thiết bị tuyển nổi được các kỹ sư thiết kế với nhiều kiểu, nhiều dạng và chất liệu khác nhau, phổ biến nhất là dạng tuyển nổi khí hoà tan, tuyển nổi tuyển nổi siêu nông, tuyển nổi siêu sâu.
Tuyển nổi khí hòa tan |
Tuyển nổi siêu nông |
Tuyển nổi sâu |
Ngoài 02 dạng tuyển nổi được sử dụng phổ biến mà chúng tôi đã nêu ở trên thì còn nhiều dạng khác đơn giản hơn, giúp cho các khách hàng giảm được chi phí đầu tư. Và các dạng sau chúng tôi xem phép được chia sẻ ở bài viêt sau.
0 Response to "Công nghệ tuyển nổi khí hoà tan và nguyên lý khí vi bọt"
Đăng nhận xét