NHẬN XÉT MỚI

Liên kết

Thông báo mới

Welcome to www.tailieumoitruong.org Thư viện chia sẻ tài liệu môi trường miễn phí

Công nghệ và kỹ thuật chế biến mủ cao su

0 Lượt xem: | Nhận xét: 0
Công nghệ và kỹ thuật chế biến mủ cao su Công nghệ và kỹ thuật chế biến mủ cao su
9/10 356 bình chọn

Vi sinh xử lý mùi nhà máy chế biến mủ cao su

I - GIỐNG CÂY

Chúng tôi chỉ đề cập các giống cây có ảnh hưởng đến tính chất kỹ thuật hoặc tính chất cơ lý trong sản phẩm. Do vậy chúng tôi không đề xuất chọn giống cây, chúng tôi chỉ áp dụng các giống cây hiện có và ảnh hưởng của các giống cây này trên sản phẩm. Chúng tôi trình bày phần lý thuyết của mủ cao su vào đây:

1. Thành phần mủ nước: 

Mủ nước là chất huyền phù, có chất keo của cao su trong sérum nước, trong mủ nước có các thành phần như:
- Các hạt nhỏ cao su chứa chủ yếu mạch hydrocarbon:     25 - 45%
- Nước :                                                                               50 - 70%
- Phi cao su còn trong pha nước bao gồm cả hạt lutoid:     3 - 5%

Tỉ lệ này, bị thay đổi do ảnh hưởng bởi :(Giống, Tuổi cây, Chế độ khai thác, Điều kiện đất đai, Thời tiết)

Protein chiếm phần quan trọng cả về tỉ lệ và tính chất (phân hủy, gây dị ứng), protein có mặt trong sérum 50%, trên bề mặt hạt cao su 25% (tạo liên kết với nhóm carbonil làm gia tăng độ nhớt), và trong các hạt lutoid 25%. Chất huyền phù này có mối liên kết với nhau rất yếu dể bị phá vỡ tình trạng cân bằng trên nên cần phải có sự bảo quản.

2. Hạt cao su: 

Có kích thước khỏang 0.02μ - 5.6μ , được cấu thành bởi mạch hydrocarbon (Cis 1-4 polyisoprene - Trans 1-4 polyisoprene) được bao quanh bởi bề mặt hấp thụ phospho lipo protein. Hạt bao gồm: hydrocarbon cao su 86%, protein 1%, lipid 3%, nước 10%. Hạt mang điện tích âm, các hạt này khi bị phá vỡ sẽ tích tụ lại (đông).

Vì vậy có các yếu tố để phá vở cấu trúc này:
- Trung hòa điện tích (thay đổi pH)
- Trung hòa lực đẩy (bằng khuấy)
- Trung hòa lực đẩy (bằng điện trường)
- Phá vỡ lớp hấp thụ (bằng thêm alcool hoặc aceton)
- Bằng họat động sinh hóa tự nhiên

3. Serum:

Serum bao gồm: protid, lipid, gluxid, muối khóang, nước. Một số chúng không ở dạng tự do mà được chứa trong màng gọi là lutoid, chúng tồn tại không lâu sau khi cạo mà bị phá vỡ ra hòa trong sérum làm phát triển nhanh về một số đặc tính củ mủ nước điều này có thể khắc phục để làm ổn định latex cho đến khi mủ về đến nhà máy.

4. Lý tính:

- Tỉ trọng phụ thuộc vào sérum (1.02) và các hạt cao su ở trạng thái lơ lửng (khỏang 0.91). Do đó tỉ trong có liên quan đến hàm lượng cao su: một vài thông số sau:


- Độ nhớt: là một chất lỏng phi newton và tixotrope nên không tuyết tính với tốc độ co mòn vì vậy việc đo đạt trở nên khó khăn. Độ nhớt này tùy thuộc vào hàm lượng và các nhân tố khác (giống, kích cỡ của hạt, tình trạng của mủ).

- Độ căng bề mặt; người ta đã chứng minh được rằng độ căng bề mặt của mủ nước yếu hơn của nứơc (71 đến 72 dyn/cm), nằm ở khỏang từ 38 đến 40 dyn/cm, nó ít biến thiên như độ nhớt, điều này liên quan tới tính ổn định do vậy các chất ổn định là các chất làm giảm độ căng bề mặt, độ căng bề mặt của mủ nước yếu cũng gây trở ngại là dể tạo bọt.

- Tính dẫn điện: liên kết với các hợp chất có thể ion hóa và biến thiên nghịch đảo với hàn lượng cao su, điều này liên quan đến hàm lượng acid béo bay hơi.

5. GIỐNG CÂY‎ ‎RSS

Hiện nay, để sản xuất cao su RSS người ta có thể dùng tất cả hổn hợp các giống cây, nhất là khu vực tiểu điền. Ngòai ra tính chất cơ lý của cao su RSS không quá khó nên việc chọn giống cây cho lọai sản phẩm này

6. GIỐNG CÂY‎ TSR-TSR CV

Trong TSR có thể chia ra các lọai nhóm như sau:

6.1. Nhóm mủ nước:
Gồm các lọai như: SVR 3L; SVR L; Các lọai cao su SVR CV(...); thick pale crepe.

- SVR 3L; SVR L: Sản phẩm cần có màu sáng, các giống cây có ở Việt Nam đều sử dụng tốt, lưu ý : các giống PB235 (cho màu sậm); giống PR107 và các giống có nguồn gốc từ PR107 (thường bị đen bề mặt). Ngòai ra cần lưu ý đến chỉ tiêu Po, thường có giá trị thấp dưới tiêu chuẩn vào đầu vụ mùa của mỗi năm.

- SVR CV(...) : Thông thường tất cả các giống cây có ở Việt Nam đều có thể sản xuất được các lọai cao su CV.

    + Các giống cây thuộc họ RRIM, GT1, PR107 (và họ của nó) đều có độ nhớt Mooney thấp rất thích hợp cho sản xuất cao su CV, tuy nhiên thực tế cho thấy ở Việt Nam các giống cây này chiếm tỉ lệ thấp và độ nhớt Mooney tương đối tốt ở những năm đầu (cây trung niên), về sau các giống cây này độ nhớt cũng gia tăng. Ngòai ra họ VM, họ RRIV có độ nhớt ở những năm đầu cao hơn các nhóm trên chút ít, các giống thuộc họ PB thường có độ nhớt cao nhất là PB235, nhưng PB260 thì độ nhớt tương đối thấp.

    + Năm trồng: Người ta nhận thấy rằng cây non, và trung niên có độ nhớt thấp hơn cây già cùng giống. Độ nhớt Mooney của cây gia tăng dần theo tuổi cạo của cây, dễ dàng thấy rằng chọn lựa vườn cây theo tuổi để sản xuất cao su CV dể hơn chọn gống, có thể kết hợp cả hai yếu tố này để chọn nguyên liệu sản xuất cao su CV.

    + Thường đầu mùa vụ trong vòng 1/2 tháng, cao su có độ nhớt rất thấp cho mọi lọai giống, do vậy khi sản xuất cao su CV trong thời điểm này phải chú ý.

6.2. Nhóm mủ đông, Tạp: Do chúng ta lưu trữ nguyên liệu có thời gian tương đối, nên các tính chất riêng biệt của các giống không còn tác dụng nữa, chúng đã ổn định chung một khối.

7. GIỐNG CÂY‎ LATZ & HA

Giống cây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm latex (LATZ và HA). Tuy nhiên, tất cả các giống cây có ở Việt Nam đều có thể sản xuất được Latex concentrate, ngoài ra có một số vùng đất có hàm lượng đồng kim loại cao nhưng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm. Giống PB235 cho sản phẩm có màu vàng sậm nên ít được ưa chuộng cho những sản phẩm màu. 

Nói chung, tất cả các giống cây có ở Việt Nam đều sản xuất cao su Latex concentrate nhưng cần phải có sự kiểm soát tốt.Người ta đã chứng minh và làm thí nghiệm trên các giống và đã có khẳng định giống cây ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu trong sản xuất cao su ly tâm như: VFA, MST, Mg..., ngòai ra còn có thổ nhưỡng, chế độ cao, bón phân cũng sẽ ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu. 

Tuy nhiên, việc tác động có khi không lớn có khi khống chế được nên chúng ta vẫn có thể sản xuất tốt cao su ly tâm với tấc cả các giống có ở Việt Nam.

- Các giống sản xuất latex concentrate tốt màu trắng như: các giống họ RRIM, PB260, họ VM, họ RRIV.
- Các giống có màu sậm như: PB235, PR107 và các giống có họ PR107.

II - CÔNG NGHỆ

Hiện nay trên thế giới sản xuất cao su, thống kê được các công nghệ sơ chế cao su gồm:
- Sơ chế cao su thiên nhiên dạng tờ ( các lọai RSS...)
- Sơ chế cao su thiên nhiên định chuẩn kỹ thuật ( TSR)
- Sơ chế cao su thiên nhiên dạng cô đặc ( Latex concentrate)
Chúng tôi khái quát một số công nghệ tiên tiến và tiêu biểu cho từng lọai nêu trên

2.1.CÔNG NGHỆ‎ RSS

Sơ chế cao su thiên nhiên dạng tờ ( các lọai RSS...): Công nghệ thô sơ, thường dùng cho các nhóm, cụm mhỏ (tiểu điền). Ở dạng này người ta cũng có các kiểu công nghệ như sau:

- Đánh đông trong mulo, sau đó dùng máy cưa lạng quay tròn để tạo tờ và cắt thành tấm, cách này nay không còn chuộng.

- Đánh đông bằng 2 dòng chảy, vào trong máng tạo tờ sau đó cắt thành tấm, cách làm này phải dùng hổn hợp 2 lọai hóa chất (*), và khung tạo tờ khép kín sao cho chiều dài có thời gian thích hợp với hóa chất để khi ra hết khung mủ đã được tạo thành tờ sau đó cắt thành tấm.

- Đánh đông định hình thành những tờ mủ (có thể sử dụng bắc chứa mủ và các tấm chắn; hoặc xây mương chứa mủ bằng ximăng và các tấm chắn). Cũng có nơi người ta tạo đông trong mương xi măng, sau khi đông người ta cắt thành khối vuông và dùng máy cưa lạng ( quen gọi là máy cưa CD) để tạo tờ.

- Sử dụng máy cán 5 trục hoặc những vùng không có điện người ta có thể sử dụng máy cán quay tay, hoặc dùng động cơ máy nổ chạy dây cuaroa.

- Không sử dụng lò sấy, dùng phơi nắng, hoặc dùng lò sấy xông khói bằng than đá, củi.

2.2. CÔNG NGHỆ‎ TSR (mủ nước)

Sơ chế cao su thiên nhiên định chuẩn kỹ thuật ( TSR): Hiện nay công nghệ thông dụng nhất là dạng cốm dùng máy tạo hạt là shreder, các dạng cốm như hammer mill đã không còn được chuộng, trong khi đó công nghệ Pelletizer hầu như đã không còn sử dụng, công nghệ này bao gồm các bước:

Công nghệ dùng cho dạng mủ nước gồm các sản phẩm như: SVR L, 3L, SVR CV các lọai
- Tạo đông: bao gồm hồ chứa, các pit dùng tạo đông
- Hệ thống gia công cơ gồm: máy crusher, 3 máy cán crep, máy shredder
- Hệ thống sấy sử dụng lò sấy trolley thay cho hệ thống lò sấy KGSB đã không còn được chuộng.
- Hệ thống đóng gói ép bành có các thế hệ máy 60 và 100  tấn lực, khung ép đôi xoay hoặc tịnh tiến qua lại.
 
DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CAO SU ĐỊNH CHUẨN KỸ THUẬT (TSR) TỪ MỦ NƯỚC

Mương tiếp nhận nguyên liệu mủ nước (bằng gạch men)

Hồ hổn hợp có máy khuấy (bằng gạch men)

Rây lược mủ 60 mesh

Hai tank chứa dung dịch acid dùng tạo đông

Xịt nước cao áp để hạ bọt (tránh mủ bị oxy hóa bề mặt)

Máy cán kéo (crusher)

Hệ thống 3 máy cán crepe

Máy shredder (tạo hạt) 

Dàn phân phối mủ sau khi băm xuống thùng sấy (dàn rung)

Lò sấy (dạng trolley)

  Máy ép kiện (ép bành)   

Tank dung dịch Na2SO3

Máy đo pH

 Chuẩn độ nồng độ acid

2.3. CÔNG NGHỆ‎ TSR (mủ tạp - đông)

Công nghệ dùng cho cuplums sản phẩm bao gồm: SVR 10 & 20, SVR 10 CV 50 & 10CV60

- Cán crepe, lưu trữ, phân lọai, nguyên liệu.
- Hệ thống gia công cơ học bao gồm: Slapcutter 1 - băng chuyền - slapcutter 2 - hồ rửa - hammer - hồ rửa - 3 cán crepe - shredder - hồ bơm - 4 crep - shredder - bơm cốm - dàn rung phân phối.
- Hệ thống lò sấy trolley
- Hệ thống đóng gói ép bành có các thế hệ máy 60 và 100  tấn lực, khung ép đôi xoay hoặc tịnh tiến qua lại.
- Hệ thống máy dry prebreaker

DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CAO SU KHỐI LOẠI SVR 10 & SVR 20

Lưu trữ nguyên liệu

Băng chuyền đầu vào

Slap cutter 1

Hồ rửa 1

Hồ rửa 2

Slap cutter 2

Hammer mill

Hệ thống 3 máy crepe

Shredder 1

Hệ thống 4 máy crepe

Shredder 2 (hồ bơm cốm)

Dàn phân phối

Lò sấy

Ép kiện

2.4. CÔNG NGHỆ‎ Latex Concentrate

Latex vườn cây có hàm lượng dưới 40%, người ta nâng hàm lượng lên trên 60%, và sử dụng hóa chất bảo quản ở trạng thái latex trong suốt quá trình lưu kho và sản xuất. Có nhiều phương pháp để nâng hàm lượng này lên như: sử dụng nhiệt để làm mất nước; sử dụng hóa chất để kem hóa; hoặc ly tâm tách nước. Trong các phương pháp này thông dụng là kem hóa và ly tâm, thường dùng nhất là ly tâm.

Ngày nay thông dụng nhất là sử dụng máy ly tâm, các công nghệ kem hóa, nhiệt hóa đã không còn thấy sử dụng, công nghệ máy ly tâm bao quát như sau:
- Hồ tiếp nhận xử lý nguyên liệu
- Hệ thống ống chuyểm mủ nguyên liệu và thành phẩm
- Hệ thống máy ly tâm có các kiểu thông dụng như: Westfalia; alphalavan - các thế hệ máy của Trung Quốc.
- Hệ thống bồn lưu trữ
- Hệ thống bơm nén khí, bơm ly tâm.

DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CAO SU LY TÂM LA & HA

Mương tiếp nhận nguyên liệu

Hồ xử lý nguyên liệu

Hệ thống máy ly tâm

Bồn trung chuyển

Bồn lưu trữ

Hệ thống ống dẫn mủ

Máy nghiền bi

DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT SKIM BLOCK

Bồn dung dịch acid H2SO4

Hồ tạo đông skim và mương dẫn mủ đông skim

Hệ thống 3 máy cán crepe

  Lò sấy

Ép kiện

III - KỸ THUẬT

Trong trang này chúng tôi nêu các bước công việc từ đơn giản đến phức tạp, cho những người mới và cả những kinh nghiệm xử lý tình huống trong thao tác công việc chủ yếu cho công nhân, Các giải pháp xử lý tình huống và nâng cao chất lượng sản phẩm xem "chất lượng sản phẩm".

3.1. KỸ THUẬT‎ RSS

Thái Lan là nước có tỉ lệ sản xuất RSS cao nhất thế giới, Indonesia, Trung Quốc, Sri lanka, Việt Nam. Nhìn chung quy trình sơ chế RSS áp dụng cho khu vực tiểu điền là chính. Ở Thai Lan tiểu điền thu mủ nước rồi tạo đông theo yêu cầu của nhà máy ( nhà máy là chủ tư nhân khác), theo quy định nhà máy thu gom lại chuyển về nhà máy, tại đây họ phân lọai, chà rửa, sấy , đóng gói, xuất xưởng. RSS có các lọai từ cao đến thấp theo chất lượng từ RSS1 đến RSS4, việc phân lọai này theo cảm quang về màu sắc và độ trong suốt của tờ mủ, tờ mủ có màu sáng trong suốt không có bọt khí đốm trắng được xếp vào lọai RSS1. Do yêu cầu đặt ra cho lọai RSS1 & 2 khó, nhưng giá bán chênh lệch với RSS3 không cao nên chúng tôi chỉ đặt vấn đề cho RSS3 mà thôi, nếu có yêu cầu RSS1 & 2 thì xin liên hệ (tác giả).

3.1.1. Thu nhận nguyên liệu:
Mủ nước ở vườn cây cần thiết phải chống đông tụ, có rất nhiều lọai hóa chất để chống đông, hiện nay thông dụng nhất là Amoniac và Natrisulfit.

- Amoniac: dùng dưới dạng dung dịch 10 hoặc 15%, liều dùng tùy vào cự ly và thời tiết vào khỏang 0.01 - 0.05 % w/w, sau khi trút mủ tập trung lại trạm để vận chuyển là phải chống đông liền (vì do nhiều nguyên nhân nên ở khu vực tiểu điền chất chống đông đưa vào rất chậm hoặc nhiều lần).

Ưu điểm: quen sử dụng, có cảm giác như giữ mủ được lâu, khi chế biến có thể khuấy để đuổi bớt Amoniac.

Khuyết điểm: là dung dịch nên phải bảo quản trong phuy, cần phải đưa pH >9 mới bảo quản được dài thời gian bất lợi cho tạo đông.

- Natrisulfit: Bảo quản ở dạng rắn, khi sử dụng pha thành dung dịch với nước thường, nồng độ có thể sử dụng mọi nồng độ sao cho thuận tiện giữa người mua và bán về mặt hàm lượng ở khu vực tiểu điền, liều dùng có thể sử dụng đến 1 kg / 1000 lít mủ nhưng pH vẫn không cao.

Ưu điểm: Dể bảo quản, dể sử dụng, pH không cao, chống đông được thời gian dài

Khuyết điểm: chưa quen sử dụng, không thể đuổi bớt đi bằng khuấy.

Đề xuất: Chúng ta có thể áp dụng phương thức thu nhận mủ để sản xuất RSS như của người Thaí, đề xuất như sau:

- Cung cấp dụng cụ tạo đông, acid, kỹ thuật cho nhà vườn (chi phí này có thể thỏa thuận, phần nào có thể cấp miễn phí cho nhà vườn, phần nào trừ dần vào khi thanh toán), hướng dẫn kỹ thuật tạo đông và cán qua máy 5 trục thành tờ, phơi tự nhiên trong không khí (phần máy cán 5 trục có thể cung cấp theo cụm sao cho thuận lợi và ít chi phí).

- Nhà máy chính, khi thu gom về tổ chức phân loại, chà rửa sạch và đưa vào lò sấy, đóng gói tại đây

Như vậy chỉ tốn chi phí ban đầu, nhưng lại rất lợi về chi phí như hóa chất, acid và nhất là quản lý được chất lượng sản phẩm, (chấm dứt việc tranh mua tranh bán có điều kiện để gian lận). (Hãy liên hệ tác giả qua email).

3.1.2.Tạo đông:
a. Tạo đông, trên mương xi măng hoặc bắc chứa có các tấm chắn:
Mủ được đưa vào mương, bắc dùng giấy quỳ xác định độ pH, lấy mẫu nhỏ cho dung dịch acid formic 2% vào khuấy đều đo pH vào khoảng 5 đến 5.2 xác định được lượng acid bằng công thức quy đổi theo quy tắc tam xuất, cho lượng acid vừa xác định được vào mương khuấy trộn đều, nhanh tay gắn các tấm chắn theo khuôn mẫu đã định trước. 

Nếu muốn làm nhiều thì phải tăng số lượng mương lên, ngoài ra còn có thể tăng lượng acid lên đến pH = 4.5 và thực hiện nhanh tay để mủ đông gấp có thể lấy ra sớm và làm mẻ khác, tuy nhiên cũng không thể tăng nhiều được vì việc mủ đông để cán được phụ thuộc vào lượng acid tạo đông và thời gian thuần thục của mủ đông.

- Tối thiểu sau 8 tiếng là có thể lấy mủ đã tạo đông ra, và dùng máy cán 5 trục cán qua, sau đó phơi lên sào tre và để ráo, có thể phơi nắng đến trên 90% là có thể bán được.

- Để ráo 1 đến 2 ngày ngoài trời có mái che, sau đó có thể cho vào lò sấy sấy ở 50 đế 60oC thường thì trong vòng từ 2 đến 3 ngày xong một mẻ.

b. Tạo đông bằng mương, bắc tạo tờ bằng máy cưa lạng CD:
Mủ được đưa vào mương, bắc tạo đông bằng dung dịch formic 2% điều chỉnh pH khỏang 5.2, sau 8 tiếng có thể sản xuất được, dùng dao cắt mủ trong mương thành khối vuông lấy ra bằng tay và đem đế máy cưa lạng, máy cưa lạng được định vị mỗi lần cắt tờ mủ dày 2 ly, sau đó được đem qua máy cán 5 trục, sau đó phơi lên sào tre, để ráo 1 đến 2 ngày ngoài trời có mái che, sau đó có thể cho vào lò sấy sấy ở 50 đế 60oC thường thì trong vòng từ 2 đến 3 ngày xong một mẻ.

c. Tạo đông nhanh bằng 2 dòng chảy, sử dụng hóa chất đặc biệt

3.1.4. Phơi, sấy mủ: người ta có thể phơi mủ hoặc làm lò sấy bằng than đá hoặc củi, giữ nhiệt độ ở 50oC trong vòng 4 đến 5 ngày.

3.1.5. Đóng gói: có thể đóng gói 33.33Kg hoặc 111 kg dùng dung dịch bột talc quét trên bề mặt khối mủ sau khi ép.

3.2. KỸ THUẬT‎ SVRL,3L

Trong hệ thống TSR, cao su lọai 3L và L được sản xuất qua nhiều công nghệ, chúng tôi đưa ra quy trình kỹ thuật tiên tiến và những kinh nghiệm. Ở đây chúng tôi áp dụng cho tất cả các giống cây có ở Việt Nam, sản xuất hổn hợp giống.

3.2.1. Chuẩn bị và tiếp nhận:
a. Chuẩn bị: Chất chống đông sử dụng đúng là rất cần thiết, hiện nay thông dụng nhất là NH3 kế đến là Na2SO3 giống cây". Dù sử dụng lọai nào cũng phải xét các yếu tố sau đây, để đưa ra nồng độ và liều dùng thích hợp (quá nhiều, hoặc quá ít đều ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm):

- Giống và năm trồng của vườn cây: Xét yếu tố mẫn cảm của giống cây lên tính oxy hóa và sự lên nem làm biến đổi tính chất của mủ, cây già sự biết đổi tính chất mủ rất nhanh.

- Cự ly vận chuyển về nhà máy, thời tiết

Chất chống đông chuẩn bị trước, riêng lọai Na2SO3 không được để qua đêm

b. Tiếp nhận: Chất chống đông phải được đưa vào trong mủ sau khi cạo xong càng sớm càng tốt, việc này còn phải xét đến ít lợi công chi phí, việc đưa vào mủ đã quá trể sẽ không còn tác dụng hoặc tác dụng rất ít, do vậy phải xét đến tính cụ thể của từng nơi để có biện pháp hữu ích. Khi vận chuyển mủ về đến nhà máy, cần thiết phải phân lọai nguyên liệu, chỉ phân thành 2 lọai mà thôi (việc phân biệt này giúp chúng tôi chọn được nguyên liệu tốt để có được sản phẩm có chất lượng).

- Lọai 1: Không bị biến đổi tính chất (lợn cợn), có màu trắng, không nhất thiết phải quá trắng.

- Lọai 2: bị biến đổi tính chất, màu quá vàng
 Nếu không phân biệt tốt ở đây thì khi để lẫn lộn chúng ta sẽ không có sản phẩm có chất lượng.

3.2.2. Xử lý nguyên liệu: Kiểm tra chỉ số pH, TSC%, chất nhiễm bẩn
- Quan sát lấy ra các chất nhiễm bẩn thấy được, các chất không thấy được như cát phải dùng rây lược, ở những vùng đất không có cát, khi cạo ở miệng thấp và trong quá trình thu nhận mủ sẽ không bị nhiễm cát vào trong mủ, những khu vực này chỉ cần sử dụng rây lược có lổ 2 ly, nhưng những vùng có cát thì phải sử dụng rây kích thước 60 mesh (*), cứ sử dụng rây một tank thì thay rây để vệ sinh sạch thông thóat cho mẻ rây kế tiếp.

- Chỉ số pH và quan sát tính chất mủ để xác định cho lần chống đông kế tiếp, xem xét chỉ số pH của chất chống đông NH3có khác với Na2SO3, mủ của khu vực tiểu điền dùng NH3 có chỉ số cao pH >= 9, trong khi đó Na2SO3 chỉ cần pH =7 max. Khi kiểm sóat được chỉ số pH chất lượng mủ có màu tốt, ngòai ra còn ảnh hưởng đến chỉ tiêu Po của mủ thành phẩm.

- Xác định TSC% quy đổi ra DRC% theo kinh nghiệm (có bảng quy đổi chung), dùng chỉ số này để quy hàm lượng về mức đồng nhất có thể là từ 20 đến 27 % hơn nữa hoặc thấp hơn còn tùy vào chất lượng sản phẩm, thông thường lưu ý hàm lượng có ảnh hưởng lên chỉ tiêu màu lovibond nhưng phải có sự chênh lệch cách biệt 4 hoặc 5 đơn vị, điều này cũng có thể ảnh hưởng lên chỉ tiêu Po tương ứng.

*Ghi chú: Đối với việc thu nhận nguyên liệu mủ nước ở khu vực tiểu điền:

+ Để chống lại việc nhà vườn trộn các chất như thạch cao vôi một số chất làm tăng hàm lượng mà không thể nhận biết trong lúc nướng hàm lượng thì nhà máy có thể áp dụng cách đo tỉ trọng để ngăn ngừa việc làm này. Làm một mẫu đối chứng với tỉ trọng của mẫu đối chứng là mẫu hoàn toàn không bị pha, thường thì ở khoảng 0.96 (nhưng phải làm số cụ thể lấy 2 số lẻ). Sau đó cứ đo các mẫu của nhà vườn nếu tỉ trọng của mẫu vượt quá tì trọng đối chứng thì không chấp nhận, (thông thường khi đã có biện pháp để khắc chế thì họ sẽ không làm cách đó nữa).

+ Nếu khống chế chỉ số pH họ sẽ sử dụng một lượng ít NH3 để có mùi và họ sẽ cộng thêm một lượng nhỏ một bazơ mạnh thì họ sẽ có một chất chống đông tuyệt hảo có pH thấp. Chúng ta cũng có phương pháp để phát hiện ra trường hợp này.

- Dùng nước để đồng nhất hàm lượng như trên, khuấy trộn đều trong vòng 10 phút, để lắng tự nhiên tùy theo độ bẩn của vườn cây và theo mùa thường mùa mưa tạp chất cao nên để lắng thời gian lâu hơn (trong khỏang 10 đến 20 phút), dùng vòi phun cao áp phun hạ bọt trên bề mặt (bọt này dể bị đông cản trở mủ di chuyển và dể mẫn cảm với không khí nên dể bị oxy hóa).

3.2.3. Tạo đông: thủ công và hai dòng chảy
- Thủ công: Lấy mẫu mủ trên các pit tạo đông, Đong chính xác 100 ml vào cốc miệng, dung dịch acid acetic hoặc formic nồng độ từ 0.5 đến 2% (xác định nồng độ này sao cho thích hợp phải được dựa vào nhiều yếu tố, cần thiết liên hệ tác giả) đựng trên buret, cho cá từ vào mẫu bật máy khuấy, nhỏ từng giọt dd acid xuống, dùng máy đo pH để xác định, khi pH đạt giát trị thích hợp thì dừng dd acid và đọc số lượng dd acid tiêu hao và áp dụng công thức (lưu ý: chỉ số pH từ 4.7 đến 5.6 chỉ số này ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm cần phải có kinh nghiệm để xác đinh chỉ số pH thích hợp, có thể liên hệ với tác giả).

Công thức:   V (acid cần)  =  V(mủ)  X V (acid) / 0.1 X 1000
V(mủ) : thể tích của một pit (lít)
V(acid): thể tích dd acid xác định được (ml)
V(acid cần): lượng dd acid cần cho một pit mủ (lít)

Chia nhỏ lượng acid cần ra thành nhiều phần nhỏ dọc theo pit, tưới đều trên pit và dùng dầm khuấy đều và nhanh tay, khi thấy có hiện tượng đông thì phải dừng lại ngay. Pha dung dịch Metabisulfit (Na2S2O5 ) 5% phun sương trên bề mặt, lưu ý : phun sương khi mặt mủ vừa tạo đông xong ráo bề mặt, phun trể sẽ mất tác dụng, phun sớm bề mặt nhầy nhụa.

- Hai dòng chảy: tính tóan thể tích bồn chứa acid và hồ mủ tương xứng sao cho một lần tạo đông là một hồ mủ và một bồn acid, thông thường dung tích của bồn tương đương 20% so với dung tích của hồ mủ cần đánh đông. Nồng độ acid như trên, mở vòi cho hai dòng cùng chảy lấy mẫu xác định chỉ số pH = 4.7 đến 5.6 (lưu ý: chỉ số này và cách bố trí bồn vòi chảy, cách hạ bọt, ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm cần phải có kinh nghiệm để xác đinh chỉ số pH thích hợp, có thể liên hệ với tác giả), dùng vòi cao áp phun trên bề mặt để hạ bọt, càng có ít bọt càng tốt, phun metabisulfit như trên. Dựa vào chỉ số pH để điều chỉnh lượng acid tạo đông, do các mương mủ

3.2.4. Gia công cán, rửa, tạo hạt:
- Thông thường sau khi tạo đông 8 tiếng là có thể gia công cán, nhưng mủ tạo đông ổn định gia công cán là tốt nhất và nên gia công cán càng sớm càng tốt, vì số lượng nhiều sẽ kéo dài cả ngày, đây là một kinh nghiệm, phải thực hiện tạo đông sao cho các pit cán trước và cán sau không chêng lệch nhiều về tính chất (liên hệ tác giả). Trong quá trình này đảm bảo các yêu cầu sau đây: Tờ mủ và hạt cốm phải đều và nhỏ càng đều càng tốt, phải được vắt kiệt và rửa sạch sérum, luôn luôn tồn tại 3 thùng trolley chờ sấy mủ trước lò sấy.

3.2.5. Sấy: Chúng tôi chỉ đề cập đến lò sấy trolley
Vận hành lò sấy tùy thuộc vào từng lò sấy cụ thể, có thể lò sấy cùng hãng cùng công suất nhưng ít nhiều cũng có khác biệt. Theo quy tắc chung, người vận hành lò sấy phải biết dựa vào sự biến đổi hoặc việc tạo thành các công đọan trước (tiếp nhận, tạo đông, cán), khi nắm bắt đầy đủ và am tường các thông tin trên có thể đưa ra dự đóan chế độ sấy mủ ( bao gồm: nhiệt độ một - hai - ba đầu đốt, thời gian cho một trolley, các bước trình tự mở đầu đốt và tắt đầu đốt). Kiểm tra theo dõi thường xuyên trong suốt quá trình sấy là rất cần thiết để tránh sự cố và có thể hiệu chỉnh chế độ sấy khi thấy chưa phù hợp.

3.2.6. Đóng gói, bao bì: 
Thực hiện tùy theo yêu cầu của khách hàng, quá trình này cần lưu ý: phân lọai các vĩ mủ đồng lọai, đồng màu, lấy các chấm đen, điểm sống ra khỏi bành mủ, tìm nguyên nhân để khác phục triệt để.
Lấy mẫu để xác định chất lượng (kiểm phẩm): Một lô mủ có 2 pallet, mỗi pallet có 36 bành mủ (bành có lọai 33.33 Kg và 35 Kg), xếp thành 6 lớp, mỗi lớp có 6 bành mủ, mẫu được cắt ở hai đầu chéo gốc của bành mủ ( khỏang 200 gram), mẫu được xếp ở lớp 1,3,5. Lót hai thảm chéo và thảm lót từng lớp mủ.

3.2.7. Ghi chép: Trong tất cả các quá trình đều phải tạo biểu mẫu sao cho các số liệu được ghi chép cụ thể và có thể tra cứu truy tìm tận gốc khi có sự cố.

(*) Muốn sử dụng rây 60 mesh, phải sử dụng chất chống đông là Na2SO3, chất này có tác dụng làm lỏng (không phải lõang) mủ do đó các hạt cát dể dàng rơi xuống đáy hồ với vận tốc nhanh. chúng tôi đã nêu ưu và khuyết điểm của 2 lọai này trong phần ".

3.3. KỸ THUẬT‎ SVR10&20- 10CV60

3.3.1. SVR 10 & 20:
Nguyên liệu cao su thu họach từ vườn cây, ngòai mủ nước ra phần còn lại đông trong chén, mủ dây trên miệng cạo, mủ đông tận dụng trong quá trình thu mủ nước thì gọi chung là mủ tạp đông. Nguyên liệu này dùng để sản xuất ra lọai mủ riêng biệt có các tính chất khác với loại từ mủ nước, lọai mủ này chuyên dùng là vỏ, ruột xe các lọai. Các nước có khu vực tiểu điền nhiều, thì thường sản xuất RSS rồi đến TSR 10 và 20, Việt Nam tỉ lệ sản phẩm mủ nước thì chiếm đa số hơn sản phẩn từ nguyên liệu tạp - đông.

a. Phân lọai - lưu trữ nguyên liệu:
- Phân lọai: Nguyên liệu phải được quản lý từ đầu, tách biệt các lọai tạp - dây - đông, việc để chung các lọai này sẽ khó khăn cho kiểm sóat chất lượng. Ngày nay, do việc bị mất cắp mủ nên người ta thường thu mủ chén sớm, có nơi còn dùng acid đánh đông trên chén nên mủ này trở thành mủ đông, hoặc không đủ thời gian ổn định đông thành chén mà bị vò cục thành cục nhỏ có dạng là mủ đông (nhưng vẫn được gọi mủ chén). Vì vậy trước đây người ta quy định hàm lượng mủ chén là 55% mủ đông là 45%, nhưng ngày nay không còn đúng nữa là do quy trình thu mủ sớm như đã nói bên trên, cách đo hàm lượng mủ đông tạp được đề nghị xem trong "các nghiên cứu".

- Lưu trữ: Nếu có điều kiện thì nên sử dụng máy cán crepe cán qua khối mủ đông, thậm chí mủ tạp ở dạng thu sớm như trên. Rồi phân lọai theo từng lọai riêng biệt và từng nhóm ngày ( tùy theo số lượng thu nhận hàng ngày và khả năng chứa của khu vực lưu trữ mà ấn định một nhóm gồm bao nhiêu ngày, tốt nhất là lưu trữ trong mái che, mủ lưu trữ ngòai nắng sẽ bị lão hóa bề mặt sản phẩm cao su này không thể sản xuất vỏ xe cao cấp được.( Mủ dây không phải cán). Một số nơi trên thế giới người ta phối trộn RSS4 và mủ tạp đông để sản xuất TSR 10 & 20. Mủ nguyên liệu được lưu trữ theo từng cụm ( cụm bao gồm : xuất sứ của mủ nguyên liệu, lưu trữ từ ngày đến ngày, số lượng), các số liệu này phải lưu vào hồ sơ để theo dõi.

b. Gia công cán rửa:
- Chuẩn bị cho sản xuất: Trước khi sản xuất xem hồ sơ, xem xét cụm nguyên liệu nào đã có thời gian lưu trữ đạt yêu cầu, lấy mẫu (mẫu lấy phải đại diện mỗi nơi trong cụm lấy một ít sao cho lấy khỏang 4 đến 5 vị trí vào khỏang 2 kg) cán qua máy cán 7 lần, sấy xong xác định Po và tạp chất. Ghi giá trị đo được vào hồ sơ theo dõi để phối trộn, khi làm phải làm nhiều mẫu để có cơ sở phối trộn giữa các cụm theo quy tắc giá trị trung bình.

- Gia công: Mủ tạp - đông thông thường do thu gom bị nhiễm nhiều tạp chất, vì vậy việc làm sạch mủ (làm giảm chỉ tiêu tạp chất là rất quan trọng). Hệ thống gia công cán rửa để sản xuất mủ SVR 10 & 20 qua nhiều máy và nhiều hồ rửa, có nơi người ta còn thiết kế băng chuyền để công nhân tuyển lựa thủ công loại bỏ các chất nhiễm bẩn. Kiểm soát công đoạn này chủ yếu cán trộn cho tờ mủ có tính đồng nhất và càng sạch trong mủ càng tốt.Sau khi xem xét hồ sơ có kết luận phối trộn giữa các cụm theo tỷ lệ tìm thấy, dùng dụng cụ định lượng để lường theo tỷ lệ một cách tương đối, cho vào hệ thống cán rửa, theo dõi suốt quá trình chạy máy tránh không cho mủ vào hồ rửa quá nhiều làm mất khả năng rửa của hồ, hiệu chỉnh máy sao cho tờ mủ được trộn đều, để có hạt cốm nhỏ và đều dể cho công đọan sấy.

c. Sấy: 
Vận hành lò sấy không khó tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, việc cài đặt chế độ sấy (nhiệt độ sấy và thới gian sấy cho một trolley) theo kinh nghiệm, ta có thể ấn định một chế độ nhiệt và rồi xem xét tính chất mủ ra lò và hiệu chỉnh ấn định cho lần kế tiếp, thông thường sản phẩm từ mủ tạp đông có nhiệt độ sấy thấp và thời gian kéo dài, dĩ nhiên là theo thiết kế của từng lò sấy của nhà sản xuất mà ấn định. Thông thường sản phẩm từ mủ đông tạp có khuyết điểm là bị sống hạt, hoặc sống đùm, khi gặp trường hợp này phải xem xét nguyên nhân cụ thể, thường là do khâu nguyên liệu, ít khi do khâu sấy mủ.
d. Bao bì, đóng gói: Xem phần "SVR L, 3L"

3.3.2. SVR 10CV60 và SVR 10CV50:
a. Sản xuất SVR 10CV60:
- Sản xuất bằng phương pháp nhúng: sản xuất như là sản xuất SVR 10, nhưng khi đến công đọan băm vào thùng sấy, người ta thiết kế hệ thống bao gồm palan và hồ dùng để ngâm hóa chất. Dung dịch HNS được pha trong hồ liều dùng được đề nghị như sau: pha dung dịch hồ HNS 1N ( theo số mol của H2SO4), sau đó cứ mỗi lần nhúng thùng có mủ vào vừa ngập hết phần mủ, lấy mủ ra để ráo ở hồ kế bên, muốn tiết kiệm số dung dịch rơi xuống hồ dùng bơm chuyển qua lại hồ ngâm. 

Sau một lần nhúng lấy mẫu dung dịch xác định lại số mol H2SO4 (bằng dung dịch NaOH chuẩn), tính tóan lượng mất đi chia cho trọng lượng mủ sao cho vào khỏang min từ 2 kg /tấn hóa chất đã bám vào mủ là đạt yêu cầu, đồng thời xem số mol còn lại trong dung dịch vơi đi bao nhiêu thì phải thêm vào cho bằng như ban đầu, dựa vào kết quả tính tóan mà phải xác định nhúng bao nhiêu thùng thì mới thêm HNS vào. 

Do việc tính tóan càng chính xác thì tỷ lệ chất lượng thành phẩm càng cao, hơn nữa nếu nguyên liệu có độ nhớt quá chuẩn thì có hai giải pháp để khắc phục: thứ nhất là tăng thêm nhiệt độ sấy theo dõi đo lường để hiệu chỉnh cho đạt yêu cầu. Thứ hai là lựa chọn nguyên liệu có độ nhớt tương ứng để sản xuất ( ít có khả thi). Các công đọan phía sau như là sản xuất SVR 10.

- Sản xuất bằng phương pháp dry prebreaker: Sau khi có sản phẩm SVR 10 (chưa ép bành), đưa vào băng tải cho vào máy dry prebreaker, vĩ mủ còn trên băng tải dùng dung dịch HNS 20% tính tóan sao cho một lượng vào khỏang 2kg/tấn, tưới đều trên bề mặt vĩ mủ, băng tải cuốn vĩ mủ này vào máy. Sau khi ra khỏi máy, qua hệ thống làm nguội lấy mẫu xác định độ nhớt, hiệu chỉnh độ nhớt vào khung tiêu chuẩn. Thông thường là độ nhớt cao hơn khung tiêu chuẩn , có hai cách để hiệu chỉnh. 

Cách thứ nhất: hiệu chỉnh nhiệt độ của phần sản xuất SVR 10 làm giảm độ nhớt xuống trước khi chuyển sang sản xuất 10CV. 

Cách thứ hai: hiệu chỉnh ở phần sản xuất 10CV, hiệu chỉnh mặt ri của máy đùn khép lổ ra của mặt ri nhỏ lại làm cho cao su chậm thóat ra ngòai hoặc nới rộng khỏang cách cung cấp các vĩ mủ trên băng tải làm cho cao su ở lâu hơn trong máy, cứ mỗi lần hiệu chỉnh lấy mẫu xác định lại độ nhớt cho tới khi độ nhớt vào khung tiêu chuẩn tất cả các số liệu đo đạt đều phải ghi chép vào hồ sơ để có cơ sở hiệu chỉnh cho các lần sau. Khi đã đạt được sản phẩm trong khung tiêu chuẩn, ép bành và đóng gói như SVR L, 3L.

b. Sản xuất SVR 10CV50:
- Sản xuất bằng phương pháp nhúng: Rất khó để sản xuất lọai này bằng phương pháp nhúng, chúng ta cũng có thể thực hiện sản xuất lọai này bằng cách cho vào dung dịch HNS trong hồ nhúng một lượng peptizer thường là LP 152, liều dùng có thể thử nghiệm trên mẫu sau đó xác định độ nhớt gia giảm để có độ nhớt trong khung tiêu chuẩn.

- Sản xuất bằng phương pháp máy dry prebreaker: Để làm giảm độ nhớt xuống khung tiêu chuẩn, chúng ta sử dụng peptizer LP 152, chuẩn bị dung dịch LP 152 riêng biệt (dung dịch HNS vẫn sử dụng đúng liều như sản xuất 10CV60), pha dung dịch LP 152 20%. Cô lập các thông số như nhiệt độ ở phần sản xuất SVR 10 (để có độ nhớt ổn định và biết được bằng cách lấy mẫu xác định độ nhớt), cô lập mặt ri và khỏang cách cung cấp vĩ mủ cũng để có độ nhớt ổn định và biết được bằng cách lấy mẫu xác định độ nhớt, sau đó sử dụng một lượng dung dịch LP 152 lấy mẫu xác định độ nhớt, hiệu chỉnh lượng dung dịch LP 152 để có độ nhớt trong khung tiêu chuẩn, các số liệu đo đạt được ghi chép vào hồ sơ để có cơ sở hiệu chỉnh cho các lần sau. Sản phẩm đạt yêu cầu, vào bao bì đóng gói như SVR L, 3L.

3.4. KỸ THUẬT‎ SVRCV

Như chúng ta đã biết, trong quá trình lưu kho cao su tự liên kết lại là tăng độ cứng của mủ (độ nhớt mooney tăng), khi đem cao su này ra sản xuất gặp trở ngại phải tốn kén chi phí gia công. Người ta đã tìm hiểu và phát hiện ra hiện tượng này là do trong cao su các nhóm carbonil liên kết với các nhóm Amino tạo thành các liên kết ngang các phân tử cao su vốn đã quá lớn, bây giờ càng lớn hơn. Muốn khắc phục tình trạng này, người ta áo dụng biện pháp khóa đầu carbonil bằng một tác chất đưa vào từ bên ngòai đó là HNS, HNS có chức năng khóa đầu carbonil lúc còn ở dạng latex và tiếp tục phản ứng trong suốt quá trình lưu kho (nghĩa là trong quá trình lưu kho, nhóm carbonil khi có điều kiện tiến đến gần nhóm amino của HNS).

Người ta đã tìm ra ở thập niên  60s, với số lượng 1,5 Kg HNS là đủ để khóa tất cả các đầu carbonil có trong cao su (ngày nay theo tác giả số lượng này đã thay đổi (đọc phần này ở "các nghiên cứu").

Sản xuất cao su có độ nhớt ổn định, chủ yếu đề cập lọai SVR CV50 và SVR CV60. Giống cây và năm trồng tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm (đọc phần này ở "giống cây"). Tuy nhiên chúng tôi đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết cho tất cả các lọai giống và năm trồng đã có.

Ở các nước sản xuất cao su phát triển, trong quá trình sản xuất người ta luôn trang bị thiết bị đo lường kiểm nghiệm chính yếu ví dụ như: sản xuất mủ 10 & 20 trang bị máy đo độ dẻo, cao su CV là máy đo độ nhớt (tiết kiệm thì vẫn có thể sử dụng máy đo độ dẻo). Việc kiểm sóat quá trình sản xuất bằng các thiết bị đo để hiệu chỉnh kịp thời rất quan trọng giúp cho người sản xuất có phương tiện để đạt được mục đích sản xuất của mình bằng kiểm nghiệm.

3.4.1. Chuẩn bị và tiếp nhận:
a. Chuẩn bị: (Tham khảo phần này của bài sản xuất "SVR L, 3L"). Để sản xuất tốt cao su CV, nhiều người đã đưa ra một số giải pháp xác định độ nhớt lúc chưa tạo đông, nhắm dự đóan trước độ nhớt của nhóm nguyên liệu cần sản xuất. Điều này thật tuyệt vời, nhưng thật ra chưa có giải pháp nào giải quyết tốt vấn đề này, rất dể hiểu rằng do chúng ta không nắm rõ cơ chế cũng như cấu trúc hình thành nên độ nhớt, nên các cố gắng của chúng ta chỉ nhằm đưa ra dự đóan mà độ tin cậy không cao. Thấy rằng độ nhớt bị tác động bởi nhiều yếu tố: khách quan như giống cây, tuổi cây, thời tiết, đầu mùa vụ; chủ quan như: thời gian tiếp nhận và xử lý hóa chất, liều dùng hóa chất, thời điểm dùng hóa chất, quá trình sấy (bao gồm: kích thước hạt cốm, nhiệt độ, thời gian sấy, số lượng mủ trong đơn vị thùng sấy) vì có quá nhiều yếu tố tác động đến độ nhớt nên chúng ta không thể cô lập để đưa ra một công thức chung cho dự đóan độ nhớt có độ tin cậy cao. Nói vậy chúng ta cũng có giải pháp nhằm kiểm sóat (không phải dự đóan) độ nhớt theo yêu cầu đặt ra, sau đây có vài ý kiến được đề nghị.

- Giống và năm trồng của vườn cây: Điều tra các khu vực và lập bảng theo dõi mối liên hệ giữa giống cây và năm trồng với độ nhớt thực tế điều này thông qua sản xuất hàng ngày thống kê theo từng năm. Việc phối trộn giữa hai hay nhiều nguyên liệu có độ nhớt khác nhau để có độ nhớt vừa ý là rất đúng nhưng đừng bao giờ phối trộn hai hoặc nhiều nguyên liệu có độ nhớt quá chênh lệch nhau.

- Cự ly vận chuyển về nhà máy: yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến độ nhớt sẽ có giải pháp cho vấn đề này (liên hệ tác giả).

b. Tiếp nhận: Tham khảo phần "SVRL,3L"

3.4.2. Xử lý nguyên liệu: 
Kiểm tra chỉ số pH, TSC%, chất nhiễm bẩn (Tham khảo phần SVR L, 3L). Như vậy, dùng HNS để khóa đầu carbonil làm ổn định độ nhớt, và theo tiêu chuẩn về độ nhớt Mooney CV 60 có ML1,4' = 60 ±5, khi độ nhớt vượt quá khung tiêu chuẩn không được phép sử dụng bất kỳ peptizer nào để cắt mạch hạ độ nhớt. Theo tiêu chuẩn về độ nhớt Mooney CV 50 có ML1,4' = 50 ±5, ngòai HNS dùng để ổn định độ nhớt người ta còn phải sử dụng một lượng peptizer để làm dẽo cao su (xem thêm " các nghiên cứu"), nên còn được gọi CV50 (P).

- Xử lý HNS: theo tính tóan cứ 1.5 kg HNS sử dụng cho 1000Kg cao su khô, quy tắc tam xuất ta sẽ có lượng HNS dùng trong một mẻ (hồ), rất dễ dàng pha lõang bằng nước sản xuất sao cho HNS tan hòan tòan, tưới đều và khuấy đều.

- Xử lý peptizer (chất dẽo hóa hóa học): hiện nay thông dụng có pepton 22* và LP 152**, liều dùng: có người cho rằng có 5 gram pepton 22 sẽ làm giảm 2 đơn vị độ nhớt, điều này không đúng bởi vì chưa nắm rõ cơ chế phản ứng của pepton 22 (xem phần "các nghiên cứu), vì vậy liều dùng của peptizer phải có kinh nghiện qua công tác thống kê.

(*) Pepton 22: ở thể rắn, bột mịn, không tan trong nước, độ mạnh về phản ứng hóa học (cắt mạch) kém, có lượng thừa sau khi hòan tất sản phẩm nên nếu sử dụng số lượng nhiều sẽ bị ảnh hưởng cho các công đọan gia công về sau, do vậy nên không ảnh hưởng trên chỉ tiêu PRI.

(**) LP152: ở thể lỏng, dễ hòa tan trong nước, dễ trộn đều, độ mạnh hóa học cao, ảnh hưởng rất lớn đến PRI.

- Phối hợp nguyên liệu: việc phối hợp nguyên liệu ở vườn cây rất quan trọng, cần có sổ thống kê tất cả vườn cây cần để sản xuất cao su CV, khi phối hợp ngòai số liệu thống kê cần phải có kiến thức để xem xét từng trường hợp cụ thể để phối hợp.

3.4.3. Tạo đông: 
Thủ công và hai dòng chảy các bước công việc (xem phần "SVR L, 3L"), khi sản xuất cao su CV chỉ tiêu về màu không xem xét, vì vậy chúng tôi không quan tâm về tác động của acid lên chỉ tiêu màu, mà chỉ quan tâm về chi phí và độ nhớt Mooney, khi sản xuất cao su CV công đọan tạo đông cần lưu ý:

- Quan tâm đến tính chất đông của khối mủ, phải có kiến thức để xem xét sự tương quan giữa công đọan sấy và tạo đông. Khối mủ đông cứng xốp, % lượng nước có trong khối mủ đông thấp hơn khối đông mềm, xen kẻ các phân tử cao su là nước, vì vậy khi sấy khối đông cứng xốp sẽ mau thóat nước hơn khối mủ mềm, phân tử nước bốc hơi len lõi qua các phân tử cao su làm xốp cao su và tránh được sự cắt mạch của nhiệt làm độ nhớt cao hơn cao su mềm dẽo, cao su tạo đông mềm dẽo có những phần cao su dính chặc vào nhau, trong khi đó phần khác lơ lửng, khi tạo đông gặp tình trạng này vừa bị thất thóat mủ (nước sérum đục) vừa có độ nhớt thấp do bị tác động nhiều của nhiệt độ (độ nhớt thấp cao không đều). Do vậy tùy vào nhiệt độ cài đặt và độ nhớt riêng của từng hồ mủ chế độ đánh đông (thông qua chỉ số pH) phải tương ứng, muốn làm tốt khâu này cần phải có sự thống kê và xem xét mối tương quan của chúng.

- Vẫn phải thực hiện chống oxy hóa bề mặt, để có khối mủ đồng đều về màu.

- Do lý luận như trên nên thời gian để khối đông thuần thục sớm hay trể đều bị ảnh hưởng đến độ nhớt của cao su.

3.4.4. Gia công cán, rửa, tạo hạt: (Tham khảo phần "SVRL,3L")
Kích thước hạt cốm, số lượng mủ trong trolley tương quan với nhiệt độ sấy cùng tác động đến độ nhớt, khi hiệu chỉnh kích thước hạt cốm cần phải lưu ý đế nhiệt độ sấy và trọng lượng mủ trong thùng cần phải có sự thống kê để có được việc hiệu chỉnh vừa ý, muốn khắc phục độ nhớt trong vùng tiêu chuẩn có thể hiệu chỉnh các thông số này.

3.4.5. Sấy: 
Chúng tôi chỉ đề cập đến lò sấy trolley (tham khảo phần "SVR L, 3L")
Như đã nói ở phần trên, độ nhớt Mooney bị tác động bởi nhiều yếu tố trong đó có nhiệt độ, vì vậy khi cài đặt nhiệt độ phải có thống kê theo dõi các yếu tố liên quan, cô lập, lọai trừ các yếu tố khác hoặc kết hợp để có thông số cài đặt tốt nhất. Nếu sản xuất cao su CV dựa vào tính chất không sử dụng nhiệt để làm giảm độ nhớt thì công đọan sấy rất dể dàng, sấy như hướng dẫn của nhà thiết kế lò sấy theo từng lò sấy, việc tắt hoặc mở lò cũng không ảnh hưởng đế độ nhớt của cao su CV. Nhưng nếu dùng cách mà phải dùng nhiệt để làm giảm độ nhớt thì khi tắt hoặc mở lò phải theo dõi kỹ từng thùng sấy đo đạt độ nhớt từng thùng để có sơ sở phải giảm lúc tắt hoặc tăng lúc mở lò theo từng thùng để có độ nhớt thích hợp.

3.4.5. Đóng gói, bao bì: (tham khảo phần "SVR L, 3L")
3.4.6. Ghi chép: 
Trong tất cả các quá trình đều phải tạo biểu mẫu sao cho các số liệu được ghi chép cụ thể và có thể tra cứu truy tìm tận gốc khi có sự cố.

(*) Muốn sử dụng rây 60 mesh, phải sử dụng chất chống đông là Na2SO3, chất này có tác dụng làm lỏng (không phải lõang) mủ do đó các hạt cát dể dàng rơi xuống đáy hồ với vận tốc nhanh.

3.5. KỸ THUẬT‎ LATZ & HA

Sản xuất cao su ly tâm bước đầu phải xem xét nguyên liệu, xác định nguồn nguyên liệu cần cho sản xuất ly tâm (khu vực nhà nước và tiểu điền đều phải khảo sát nguyên liệu, xem "công nghệ".

3.5.1. Chuẩn bị hóa chất: 
Tiến hành diệt khuẩn bằng dung dịch NH3 15% hoặc 10%  (có thể sử dụng formol 5%) trong toàn bộ dụng cụ dùng như: chén hứng mủ, thùng trút, thùng đựng mủ, tank vận chuyển mủ, hồ chứa mủ (việc làm này chỉ làm một lần vào đầu mùa vụ.

- Cho nước vào trong tank pha dung dịch NH3 gần đầy tank, cho NH3 gaz từ từ để tạo dung dịch, lấy mẫu xác định nồng độ để hiệu chỉnh cho bằng 10 hoặc 15%.

- Giới thiệu một số chất bảo quản diệt khuẩn
* LA SPP : 02% NH3 + 02% pentaclorophenate de sodium
* LA ZDC: 02% NH3 + 0.2% diethyl dithio carbamate Zn
* LA BA:    02% NH3 + 0.24% acid boric
* TMTD/ZnO : 02% NH3 + 0.025% TMTD/ZnO

a. Pha chế dung dịch TMTD/ZnO 25%: 
            
BẢNG PHA DUNG DỊCH TMTD/ZnO 25%:


 b. Pha chế dung dịch amonium laurat10%:
Dung dịch amonium laurat 10%, được pha theo liều lượng như sau:
- Nước: 130 lít
- Acid lautic:  20 Kg
- Dung dịch NH3 12%: 50 lít

Cho tất cả vào bồn khuấy đều trong vòng 8 tiếng sao cho acid lauric tan đều. Người ta có thể thay thế NH3 bằng amoniac anhydric việc làm này làm tăng nhiệt độ nên làm acid lauric mau tan trong dung dịch, đồng thời cũng làm mất nước nên phải kiểm tra lại nồng độ để thêm nước cho đủ dung dịch 10%.

3.5.2. Xử lý nguyên liệu:
- Sử dụng chất bảo quản và diệt khuẩn thuần túy NH3: Khi vi khuẩn còn chưa kháng NH3 người ta có thể dùng thuần túy dung dịch NH3 để diết khuẩn liều dùng tùy theo cự ly và tính nhiễm khuẩn của mủ dùng trong khoảng 0.2 đến 0.5% w/w, dung dịch NH3 10% hoặc 15%. Lưu ý khi đưa ra vườn cây cho chất diệt khuẩn vào càng sớm càng tốt, việc cho hóa chất vào quá trể sẽ không còn tác dụng.

- Sử dụng kết hợp NH3 và TZ 25%: liều dùng 0.01% w/w dung dịch TZ 25% và 0.2% w/w dung dịch NH3 10 hoặc 15%, lưu ý riêng dung dịch TZ 25% chỉ sử dụng 1/2 cho vườn cây, số còn lại xử lý tại nhà máy, cũng như trên cố gắng đưa vào trong mủ càng sớm càng tốt.

3.5.3.Tiếp nhận:
Chú ý việc vệ sinh tank chứa và các dụng cụ để sản xuất bảo đảm phải được diệt khuẩn hàng ngày bằng phun sương dung dịch formol 5% . Hệ thống rây lược mủ nên sử dụng rây 40 mesh, hạn chế tối đa việc dùng nước thường trên rây mủ (nếu có thể nên thiết kế hệ thống máy phun cao áp, sừ dụng dung dich NH3 5%, để xịt rửa trên rây. Kiểm soát các chỉ tiêu như: NH3 , VFA , cho từng khu vực hay từng chủ cá thể nếu là tiểu điền, khi khu vức hoặc cá thể có chỉ tiêu NH3 quá thấp, hoặc VFA cao quá hạn cho phép thì phải có khuyến cáo để ngăn ngừa (Có phương pháp test nhanh VFA bằng đo độ dẫn điện và test nhanh NH3 bằng chỉ số pH xem "Các nghiên cứu").

3.5.4. Xử lý hóa chất: 
Tùy theo các giá trị đo được NH3, VFA, Mg, DRC mà có các bước xử lý như sau:

- NH3 : Tính toán lượng NH3 thêm vào cho đủ như đã cấp ban đầu cho vườn cây (là do NH3 thất thoát trong quá trình sử dụng vận chuyển từ vườn cây về nhà máy).

- TZ 25% : Thêm dung dịch TZ 25% vào cho đủ ( khi cấp cho vườn cây chỉ cấp 1/2 số lượng).

- DRC: Thêm nước vào để đưa hàm lượng về mức ổn định trong cả năm thông thường là 28 hoặc 26% (chỉ sử dụng ổn định một mức).

- Mg: Xác định hàm lượng Mg có trong mủ, tính toán lượng DAP để đưa Mg về mức cần thiết và giữ tính ổn định. Thông thường, người ta không triệt tiêu hết lượng Mg có trong mủ bằng phản ứng với DAP, liều dùng này tùy thuộc vào hàm lượng có tự nhiên trong mủ của các nơi riêng biệt, chung quy sử dụng liều dùng sao cho Mg có trong mủ thành phẩm là trong giới hạn cho phép và luôn luôn an toàn và có tính ổn định. 

- VFA: Khi có chỉ số VFA quá cao > 0.05%, thì nên tách riêng nhóm nguyên liệu này để sản xuất thành lô riêng biệt (việc làm này tránh không cho vi khuẩn lây lan qua các nhóm khác ), Khi tách ra riêng biệt có thể sử dụng tăng thêm dung dịch NH3 đến 0.7 %  w/w. Nếu VFA trong khoảng 0.04 - 0.05% thì có thể dùng chung với các nhóm nguyên liệu khác nhưng phải gia tăng số lượng NH3 trên hồ lưu trữ lên 0.5% w/w. Thời gian lưu trữ phải đạt 12 tiếng.

3.5.5. Ly tâm:
- Trước khi ly tâm, phải xả đáy hồ kiểm tra sao cho bỏ đi hết phần bùn lắng bên dưới đáy hồ, khi xuất hiện mủ thì dừng lại. Khởi động máy ly tâm, cho dung dịch NH3 5% vào máy ly tâm để tráng và diệt khuẩn trong bowl. Cho mủ vào máy ly tâm, chu kỳ đầu tiên chỉ định là 2 tiếng, sao đó lấy bowl ra xem xét lượng bùn đóng lại trong thành máy, nhiều hay ít để chỉ định cho các chu kỳ kế tiếp (lưu ý: ngòai việc xác định lượng bùn đóng trong máy, khi chất lượng latex thành phẩm có vấn đề thì cũng phải xem xét đến thời gian ly tâm cho các chu kỳ sau), lấy mẫu xác định TSC% bằng phương pháp ISO (qua 2 tiếng), khi có kết quả xem xét để hiệu chỉnh vít skim. Trong suốt quá trình ly tâm cần phải kiểm tra: việc cấp liệu mủ, độ rung của máy, tình trạng cúp điện để xử lý kịp thời do tốc độ ly tâm rất cao nên việc cân bằng máy trong lúc chạy là rất quan trọng.

- Hiệu chỉnh vít skim: Khi có kết quả TSC%, chúng ta phải xem xét cùng thời điểm (thường lấy giá trị ngày hôm trước xem chỉ số "phi cao su" là bao nhiêu, lấy TSC% trừ cho phi cao su được DRC tương ứng (một cách gần đúng nhất). Nếu kết quả cho DRC trong khỏang  60 > DRC < 60.2, ngòai phạm vi này thì phải thay đổi vít skim. Số vít skim cần phải thay tùy theo việc cần phải nâng lên hay hạ thấp xuống mấy chỉ số (việc làm này có kinh nghiệm sẽ thay đổi một cách dể dàng).

- Vệ sinh bowl: làm vệ sinh các đĩa của bowl thật sạch, quan trọng nhất là bố trí rửa đĩa sao cho không bị sai trật tự đĩa trong bowl. Các dụng cụ sử dụng sau khi ngưng sản xuất phải được ngâm trong dung dịch formol nồng độ lõang để diệt khuẩn.

3.5.6. Bồn trung chuyển: 
Một số nơi không sử dụng bồn trung chuyển, điều này gây một số trở ngại cho việc kiểm sóat chất lượng.

- Kiểm tra lượng NH3 còn lại trong mủ để thêm vào cho đủ (tuân thủ theo chỉ định nếu cao su HA max = 0.7%, cao su LA max = 0.29%. Thêm vào từ từ sao cho lượng mủ vào bồn và lượng NH3 thêm vào tương ứng.

- Amonium laurat dung dịch 10%: Thêm vào theo chỉ định, cũng phải thêm vào từ từ cân đối với lượng mủ vào sao cho tương ứng.
+ Đối với HA: từ 0.02  -  0.04% trên thể tích mủ ly tâm
+ Đối với LA: từ  0.03  -  0.05% trên thể tích mủ ly tâm

- Dung dịch TZ 25%: Chỉ sử dụng cho lọai cao su LA liều dùng : 0.1% trên thể tích mủ ly tâm

- Lấy mẫu: sau khi xong một bồn trước khi bơm vận chuyển đến bồn lưu trữ phải lấy mẫu, mẫu được lấy đại diện cho bồn và chia ra sao cho một ngày sản xuất được một bình đựng mẫu 2 lít. Mẫu này để xác định các chỉ tiêu tương ứng cho một ngày sản xuất, các chỉ tiêu này phải được xem xét để hiệu chỉnh cho ngày sản xuất kế tiếp.

3.5.7. Lưu trữ:
- Chuẩn bị: tất cả các bồn lưu trữ phải có thước đo số lượng, trước khi sử dụng phải được khử trùng triệt để bằng dung dịch formol 5% hoặc phun sương bằng formol nguyên chất đủ khắp bề mặt của bồn (lưu ý trước khi cho mủ vào phải xả đáy cho hết lượng formol thừa đọng lại đáy bồn).

- Xác định ngày sản xuất của bồn gọi là ngày sinh nhật của lô hàng (thông thường cứ một bồn là một lô hàng)

Công thức tính ngày sinh nhất:
Thí dụ:
- Bắt đầu sản xuất: 3/01/2000
- Sản xuất trong 7 ngày: từ ngày 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Số lượng mủ sản xuất trong các ngày: 12.3, 21.5, 18.6, 21.3, 19.7, 0, 6.6
- tuổi bình quân = (12.3 x 7) + (21.5 x 6) + (18.6 x 5) + (21.3 x 4) + (19.7 x 3) + (0 x 2) +(6.6 x 1)/ 12.3 + 21.5 + 18.6 + 21.3 + 19.7 + 0 + 6.6 = 3.99 ngày
Ngày sản xuất (sinh nhật): 3/01/2000 + (4 - 1 ) = 6/01/2000

- Lô hàng: Cứ xong một bồn là một lô hàng lấy số thứ tự tờ 01 và kết thúc khi hết mùa mủ. Khi bồn xuất đi không hết còn thừa, kiểm tra chất lượng nếu tương đương thì dồn lại thành lô mới, hoặc vừa dồn một số lô và thêm một lượng mủ mới vào cho đủ lô mới thì đặt tên lại với con số là số của lô có số lượng nhiều nhất và thêm chữ A vào sau để nhận biết đây là lô cũ, lô dồn mủ. Công tác quản lý này giúp cho biệt rõ chất lượng từng lô hàng cụ thể, để có thể khắc phục khi cần thiết.

- Xử lý: Khi các chỉ tiêu hoặc các yêu cầu của khách hàng cần phải xử lý, thì phải thêm vào hoặc bớt ra chuyển đổi lô này sang lô khác, thêm vào Amonium laurat, NH3, TZ, hoặc một số hóa chất khác. Xử lý cần phải có các số liệu thống kê, và phải biết xem xét có yếu tố liên quan để đưa ra quyết định.

- Xuất hàng: kiểm tra và xử lý thật sạch các dụng cụ chứa đựng, có thể là của mình hay của khách hàng, là vì khi cho mủ vào dụng cụ chứa đựng dơ  sẽ làm hư mủ.

3.5.8. Xác định hàm lượng các dung dịch sử dụng trong cao su ly tâm: 
Đối với cao su ly tâm hàm lượng dung dịch cần phải chính xác trong sử dụng do đó, sau khi pha bất kỳ dung dịch nào dùng trong ly tâm cần phải xác định lại nồng độ dung dịch, khi thấy chưa chính xác phải hiệu chỉnh lại cho đúng : các dung dịch cần thiết như TMTD/ZnO 25%, Amonium laurat 10%, DAP 5%. Cách xác định: sấy khô đo trọng lượng chênh lệch nếu có thể dùng cân sấy ẩm để xác định. Các dung dịch khi kiểm tra lại nếu có sai lệch với chuẩn thì xử lý như sau:

- Sai biệt gần chuẩn thì không cần phải thực hiện thêm để đạt chuẩn, mà dùng dung dịch có nồng độ gần chuẩn đó. Khi sử dụng phải quy đổi lại số lượng theo nồng độ chuẩn sai biệt đó (theo quy tắc tam suất).

- Sai biệt quá lớn thì phải làm lại, dung dịch có thể hiệu chỉnh lại bằng cách thêm nước hoặc thêm hóa chất như Amonium laurat hoặc DAP. Còn riêng đối với TMTD/ZnO thì phải hòa với dung dịch mới khác để điều chỉnh dung dịch sai biệt đó.

3.5.9. Phương pháp kiểm tra nồng độ hóa chất:
Thiết bị hổ trợ: Nên trang bị cân sấy ẩm, kết quả giá trị là % chất rắn rất tiện lợi, hơn việc dùng tủ sấy để sấy mẫu.

a. Kiểm tra nồng độ dung dịch hóa chất TMTD/ZnO 25%:
Dung dịch TMTD/ZnO 25% sau khi nghiền xong, trước khi đem vào sản xuất phải kiểm tra lại nồng độ dung dịch.

- Lấy mẫu: Dùng muỗng Inox lấy lượng nhỏ khỏang 100 gram mẫu cho vào cốc miệng.
- Sọan mẫu: Dùng muỗng Inox lấy lượng nhỏ khỏang 2 gram mẫu cho vào đĩa cân.
- Vận hành cân:  (theo hướng dẫn của nhà cung cấp thiết bị)
- Kết quả: Đọc kết quả ghi chép vào biểu mẫu.
- Xử lý kết quả: So sánh giá trị kết quả với giá trị dự kiến  ban đầu có các trường hợp xảy ra như sau:

3.5.9.1. Nếu kết quả bằng hoặc chênh lệch với kết quả dự kiến trong phạm vi ±3 đơn vị, Chấp nhận giá trị kết quả trên và thực hiện tính tóan sử dụng theo giá trị thực của kết quả nêu trên.

 Vì dụ: Sau khi kiểm tra có giá trị đạt được là 23.54% (giá trị dự kiến là 25%). Thì khi cấp dung dịch TMTD/ZnO cho vườn cây hoặc cho bồn trung chuyển, phải tính tóan lại số lượng cho đúng với giá trị vừa kiểm tra đạt được.

Cụ thể: Muốn cung cấp cho vừơn cây với số lượng 4500 lít mủ nước vườn cây, nếu theo nồng độ dự kiến là 25% thì phải cấp là 4.5 lít, nhưng nồng độ dung dịch kiểm tra là 23.54% nên số lượng phải cấp là:

(4.5    X    25) / 23.54     =     4.779  (làm tròn là 4.8 lít)

3.5.9.2. Nếu giá trị kết quả chênh lệch so với giá trị dự kiến là ngòai phạm vi ±3 đơn vị thì phải tiến hành hòa trộn với dung dịch pha mới có nồng độ phù hợp.

Ví dụ : Sau khi kiểm tra dung dịch có nồng độ là 20.50%, lấy dung dịch này ra thùng riêng, tiến hành nghiền dung dịch mới có nồng độ dự kiến là 29.50% và có số lượng dung dịch bằng với số lượng dung dịch 20.50%.Cách làm như sau :chuyển đổi các hóa chất là chất rắn từ liều lượng 25% thành liều lượng 29.50%, riêng lượng nước phải giữ nguyên. Sau khi nghiền dung dịch mới này xong hòa trộn hai dung dịch lọai 20.50% và lọai 29.50% trong máy nghiền khỏang 1 tiếng để hai dung dịch trộn đều, lấy mẫu kiểm tra lại như ban đầu và áp dụng việc sử dụng nồng độ chính xác như ví dụ trên.

b. Kiểm tra nồng độ dung dịch hóa chất Amonium laurat 10%:

Dung dịch Amonium laurat 10%, sau khi nghiền xong, trước khi đem vào sản xuất phải kiểm tra lại nồng độ dung dịch.

- Lấy mẫu: Dùng muỗng Inox lấy lượng nhỏ khỏang 100 gram mẫu cho vào cốc miệng.

- Sọan mẫu: Dùng muỗng Inox lấy lượng nhỏ khỏang 2 gram mẫu cho vào đĩa thủy tinh.

- Vận hành tủ sấy: nhiệt độ cài đặt 50oC, sấy thời gian 2 tiếng (đến trọng lượng không đổi)

- Kết quả: Đọc kết quả ghi chép vào biểu mẫu.

- Xử lý kết quả: So sánh giá trị kết quả với giá trị dự kiến  ban đầu có các trường hợp xảy ra như sau:

3.5.9.3. Nếu kết quả bằng hoặc chênh lệch với kết quả dự kiến trong phạm vi ±3 đơn vị, Chấp nhận giá trị kết quả trên và thực hiện tính tóan sử dụng theo giá trị thực của kết quả nêu trên.

Vì dụ: Sau khi kiểm tra có giá trị đạt được là 8.96% (giá trị dự kiến là 10%). Thì khi cấp dung dịch Amonium laurat cho bồn trung chuyển, phải tính tóan lại số lượng cho đúng với giá trị vừa kiểm tra đạt được.

Cụ thể: Muốn cung cấp cho bồn trung chuyển 2000 lít mủ ly tâm, nếu theo nồng độ dự kiến là 10% thì phải cấp là 2 lít, nhưng nồng độ dung dịch kiểm tra là 8.96% nên số lượng phải cấp là:

(2    X    10) / 8.96     =     2.232  (làm tròn là 2.2 lít)

3.5.9.4. Nếu giá trị kết quả chênh lệch so với giá trị dự kiến là ngòai phạm vi ±3 đơn vị thì phải tiến hành pha lại dung dịch, bằng cách cho thêm chất rắn hoặc cho thêm nước khuấy đều, sau đó lấy mẫu kiểm tra lại nồng độ dung dịch.

c. Kiểm tra nồng độ dung dịch hóa chất DAP 5%: 

Khi xác định lượng Mg có trong hồ nguyên liệu dựa vào công thức tính ra lượng DAP cần dùng. Cân chính xác lượng DAP này cho vào tank, sau đó cho nước vào vừa đủ có nồng độ 5%, khuấy đều trong 5 phút (ta sẽ có dung dịch không chính xác là 5%. Chop tất cả dung dịch này vào hồ hổn hợp đã tính toán đúng lượng DAP nêu trên. Như vậuy là đã sử dụng đúng lượng DAP cần thiết cho hồ hổn hợp mà không cần phải đúng nồng độ.

3.6. KỸ THUẬT‎ Skim Block

Trong sản xuất cao su ly tâm, phần skim cần phải giải quyết vấn đề môi trường và chính nó cũng đem lại lợi nhuận nếu biết cách giải quyết thích hợp. Trên thế giới hiện nay người ta sản xuất skim ở hai dạng: skim crepe và skim block, chúng tôi chỉ nói sơ qua về sản xuất skim crepe và nói nhiều về skim block.

a. Khử NH3: 
Hiện nay có các phương pháp khử NH3 thông dụng như: Tháp khử, spillway.

3.6.1. Tháp khử: 
Về nguyên lý: người ta cho skim chảy thóang trên bề mặt khay, dùng quạt thổi nhẹ trên bề mặt chảy thóang, tháp khử để tiết kiệm diện tích họat động người ta sắp xếp các khay dùng chảy thóang theo hình ziczac theo chiều cao. Thông thường hiệu quả mang lại của ziczac không cao là vì bề mặt chảy thóang quá ngắn (vì không thể làm tháp quá cao), công suất của skim quá nhiều nên bề mặt chảy thóang quá dày, NH3 không có cơ hội để thóat ra bên ngòai.

3.6.2. Spillway: 
Hệ thống này áp dụng nguyên lý chảy thóang trên bề mặt rộng và dài đủ có thời gian cho NH3 thoát ra bên ngòai, hệ thống này đơn giản nhưng cần khỏang không gian lớn (để khắc phục vấn đề này ở Thai Lan người ta đưa đường chảy thóat này lên cao ngang tầm mái nhà xưởng, khi đường chảy đến cuối nhà xưởng, người ta cho đường chảy xuống đường chảy khác thấp hơn và song song với đường chảy trên, người ta có thể làm ba tầng đường chảy như thế, người ta thiết kế chiều dài của dòng chảy sao cho bề mặt chảy thóang của skim có chiều dày càng nhỏ và thời gian chảy hết đường chảy là dài sao cho đáp ứng đủ công suất của skim. Sau khi skim ra khỏi hệ thống người ta có các hồ chứa (các hồ này có ý nghĩa để cho NH3 tiếp tục thóat ra bê ngòai và đồng thời để điều hòa trong sản xuất).

b. sản xuất:
3.6.3. Skim crepe: skim sau khi ra khỏi máy ly tâm, qua tháp khử NH3, vào mương đánh đông bằng acid H2SO4, lấy mủ skim đông ra qua máy cán crepe, cán nhiều lần tạo thành tờ, phơi khô, hoặc phơi xong sấy khô (sấy như mủ tờ RSS).

3.6.4. Skim block:
- Khi sản xuất người ta bơm skim từ các hồ điều hòa và tank tạo đông, lấy mẫu xác định lại nồng độ NH3 còn lại trong skim, định ra lương acid cần sử dụng ( có thể áp dụng theo kinh nghiệm).

- Tạo đông skim: acid H2SO4 đậm đặc được pha ra thành 5% hoặc 10%, bật máy khuấy, xả acid từ bồn xuống hồ skim, xả từ từ và khuấy cho đến khi có hiện tượng kết tủa lấm tấm, ngưng cung cấp acid, tiếp tục khuấy cho acid trải đều trong hồ, khi thấy cao su skim kết tủa nhiều ngưng lại.

- Người ta thiết kế hồ tạo đông skim, sao cho khi lấy mủ skim đã tạo đông ra, chỉ cần mở cửa hồ, do lượng mủ skim quá ít chỉ chiếm 1/3 thể tích skim latex, nên khi mủ skim đông lại trong hồ ít còn lại nước sérum rất nhiều, do vậy khi mở cửa mủ đông skim trôi theo sérum ra ngòai. Lúc này mủ skim đông rất mềm, người ta dùng chân có mang ủng cao su chặt từng khối mủ vừa để vào máy cáp, đưa khối mủ xuống mương dẫn vào băng tải rồi đưa lên máy cán.

- Cán rửa: qua 3 máy cán rửa, skim được băm qua máy shredder vào dàn phân phối xuống thùng sấy.

- Sấy: mủ skim sấy theo chế độ mủ đông , nhiệt độ thấp thời gain dài, tùy theo thiết kế của lò sấy mà vận hành cho thích hợp.

- Đóng gói: Skim block đóng gói như các lọai SVR, nếu dùng skim block cho xuất khẩu thì phải kiểm sóat tốt như sản xuất SVR.

Ghi chép tất cả các số liệu trong suốt quá trình sản xuất để có cơ sở hiệu chỉnh kỹ thuật khi cần thiết.
Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo Hot

Tham gia cộng đồng trên Zalo để nhận được sự tương tác tốt hơn.
Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo Hot

Nhóm đăng và tìm thông tin tuyển dụng ngành môi trường.
Like và chia sẻ bài viết này ủng hộ mình nhé!

0 Response to "Công nghệ và kỹ thuật chế biến mủ cao su"

Đăng nhận xét

Được tải trợ

Liên kết

Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Thải | Thư viện môi trường | Mật ong rừng | Thiết Bị Đo Công Nghiệp | Vi Sinh Môi Trường | Tự Học Exsel | Công ty TNHH VLT | Cộng đồng kỹ thuật cơ điện VN
Hotline: 09.8484.2357