Trước tiên để đánh giá được hiệu suất mà công nghệ sinh học kỵ khí có thể mang lại thì chúng ta cần xét đến điều kiện áp dụng có phù hợp hay không. Nếu điều kiện phù hợp thì trong quá vận hành sẽ ổn định và ít bị sự cố hơn. Cụ thể trước khi quyết định thiết kế công nghệ sinh học kỵ khí cần phải lưu ý một số điều kiện sau:
Cấu tạo bể kỵ khí IC |
- Quá trình lên men kỵ khí diễn ra trong 2 điều kiện nhiệt độ: Lên men ấm ở nhiệt độ từ 29 đến 380C và lên men nóng ở nhiết độ 49 đến 570C. Khi lên men nóng, tốc độ phân hủy chất hữu cơ tăng gần 2 lần so với lên men ấm. Tuy nhiên ổn định được nhiệt độ cao trong công trình rất phức tạp và chi phí năng lượng lớn.
- Độ pH thích hợp nằm từ 6,6 đến 7,6 với giá trị tối ưu xấp xỉ 7,0. Trong quá trình lên men, pH của hỗn hợp chất hữu cơ sẽ thay đổi từ mức thấp lên mức cao. Để duy trì pH, người ta thường bổ sung thêm kiềm (canxi cácbonat , natri bicacbonat ,...) để hàm lượng bicacbonat nằm ở mức 2.500 - 5.000 mg/l.
- Yêu cầu nồng độ các chất dinh dưỡng của nước thải là: COD:N:P = 350:5:1.
- Trong hỗn hợp bùn cặn phân hủy kỵ khí, nồng độ một số ion phải nằm ở mức nhất định: nồng độ lớn nhất của ion Na+ là 0,3 mol/l; của NH4+ là 0,1 mol/l; ion K+ là 0,09 mol/l .... Hàm lượng kim loại nặng trong bùn cặn như đồng, kẽm và niken phải nằm ở mức thấp.
- Tiếp đến là tải hữu cơ: bạn nên tính toán lại xem hiện tại bể sinh học kỵ khí đạng chạy với tải trọng là bao nhiêu kg/m3.ngày. Điều này khá quan trọng vì không phải công nghệ nào cũng chạy được lượng tải trọng giống nhau, ví dụ như đối với công nghệ UASB truyển thống, tải trọng thiết kế vào khoảng 8 kg/m3.ngày ở điều kiện nhiệt độ thông thường tại Việt Nam là 30-35 độ C. Công nghệ EGSB vs IC có thể xử lý với lượng tải trọng cao hơn >12 kg/m3.ngày, Thậm chí còn có nơi thiết kế tải trọng lên đến 35-50 kg/m3.ngày. Vì thế dựa vào công nghệ đang có để xác định lại tải trọng để đánh giá xem nó có thấp hay vượt quá tải trọng của công nghệ sinh học kỵ khí hiện hữu.
- Vận tốc nạp nước hay còn gọi là vận tốc nước dang: đây cũng là yếu tố quan trọng trong tính toán và thiết kế bể sinh học kỵ khí, bởi vì nó quyết định khả năng lưu giữ bùn có bên trong bể. Ví dụ đối với loại bùn kỵ khí dạng lỏng thì vận tốc nước dâng chỉ có thể nằm trong khoảng 0.3-0.9 m/h. Đối với một số loại bùn có kích thước hạt lớn hơn thì vận tốc nước dâng có thể thể từ 1-3 m/h.
- Thời gian lưu nước: thời gian lưu nước càng cao thì hiệu suất xử lý càng cao và ngược lại. Nhưng trong một hệ thống xử lý nước thải không phải hiệu suất càng cao càng tốt. Mà cần phải cân đối lượng dinh dưỡng để bổ sung cho công nghệ sinh học hiếu khí phía sau.
- Loại bùn vi sinh sử dụng: bùn vi sinh kỵ khí đảm nhiệm chức năng chính phân hủy chất hữu cơ cho nên cần lựa chọn loại bùn chất lượng. Bùn kỵ khí chất lượng thường có màu đen, khí sinh ra có hàm lượng CO2, H2S cao có thể đánh giá được chất lượng của bùn đó. Ngoài ra, cần kiểm tra vận tốc nước dang của bể để biết được nên chọn loại bùn dạng lỏng hay dạng hạt để cung cấp cho bể.
Bảng 1: Kiểm tra thông số của bể sinh học kỵ khí IC
Lưu lượng nước thải | m3/ngày | 500 |
COD | g/m3 | 10000 |
1. Kích thước bể | ||
Số lượng bể | n | 1 |
Đường kính bể | m | 5 |
Chiều cao của bể phản ứng kỵ khí | m | 22 |
Chiều cao phần chứa khí | m | 2.5 |
Chiều cao hệ thống ống phân phối | m | 0.5 |
Chiều cao tổng (H) | m | 25 |
2. Diện tích bể | m2 | 19.6 |
3. Thể tích bể | m3 | 432 |
4. Tải trọng hữu cơ | kg/m3.ngày | 11.6 |
5. Vận tốc nạp nước | m/h | 1.06 |
6. Thời giạn lưu nước | ngày | 0.9 |
Nhìn bảng bên trên ta thấy rõ đây là công nghệ IC, đối với tải trọng 11.6 kg/m3.ngày thì công nghệ IC hoàn toàn đáp ứng được. Nhưng bạn hãy lưu ý vận tốc nạp nước của bể là 1.06 m/h, đây là vận tốc mà bùn lỏng thông thường không để duy trì trạng thái lắng tại bể được cho nên cần phải sử dụng một loại bùn có kích thước hạt lớn hơn. Và theo kinh nghiệm của mình thì cần sử dụng loại bùn hạt có kích thước hạt tù 0.3-1 mm để đảm bảo bùn lắng tốt và không bị trôi ra ngoài.
0 Response to "CÁCH ĐỂ CẢI THIỆN HIỆU SUẤT XỬ LÝ COD CỦA BỂ SINH HỌC KỴ KHÍ UASB, EGSB, IC"
Đăng nhận xét