Trong ngành tái chế chất thải sinh hoạt, tái chế giấy là một ngành kinh tế đang được chú trọng và thu hút đầu tư, nền tái chế giấy đang ngày càng phát triển và mang lại lợi ích về kinh tế cũng như về môi trường như tiết kiệm khai thác tài nguyên rừng, giảm bớt lượng giấy thải ra môi trường.
Trong công nghệ sản xuất giấy và bột giấy thì phần nước thải từ nhà máy giấy thuần túy (không sản xuất bột) là khá sạch, chủ yếu là nước thải từ khâu xeo giấy, tạp chất cơ bản là cặn lơ lửng (thường là xơ sợi giấy, bột độn, bột màu, phụ gia…), thành phần chất hữu cơ thường không quá cao, BOD5 của nước xeo thường dao động từ 150 ÷ 350 mgO2/L.
Đối với các nhà máy có sản xuất bột giấy thì loại nước thải đậm đặc và khó xử lý nhất nước thải dịch đen, lượng kiềm dư có thể lên tới 20 g/L, COD dao động ở mức hàng chục ngàn tới 100.000 mg/L. Đối với các nhà máy sản xuất giấy từ giấy thải thì thành phần ô nhiễm chủ yếu là SS, COD, và BOD5 với nồng độ cao.
Mục lục
- Các dự án sản xuất giấy và bột giấy đầu tư giai đoạn 1998-2010
- Thành phần hóa học của một số loại gỗ
- Chức năng của một số chất dung trong công đoạn tẩy bột giấy
- Các nguồn nước thải từ các công đoạn và thiết bị khác nhau
- Tải lượng ô nhiễm trong dòng nước thải của công đoạn tẩy
- Thành phần và tính chất nước thải
- Kết quả thí nghiệm với mô hình bùn hoạt tính hiếu khí tiếp xúc
- Kết quả thí nghiệm với mô hình bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng
Giáo trình xử lý nước thải sản xuất giấy |
Vui lòng gửi yêu cầu tài liệu đến địa chỉ email: tailieumoitruong.org@gmail.com để nhận tài liệu.
trinhthai11596@gmail.com chào a!cho em xin tài liệu để tham khảo hoàn thành đồ án tốt nghiệp ạ. Em cảm ơn!
Trả lờiXóa