NHẬN XÉT MỚI

Liên kết

Thông báo mới

Welcome to www.tailieumoitruong.org Thư viện chia sẻ tài liệu môi trường miễn phí

Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh bằng men vi sinh

0 Lượt xem: | Nhận xét: 0
Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh bằng men vi sinh Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh bằng men vi sinh
9/10 356 bình chọn
Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh bằng men vi sinh

1. Một số lưu ý khí sử dụng men vi sinh

- Cho trực tiếp vi sinh vào hệ thống hoặc pha loãng vào nước sạch trước khi cho vào hệ thống.
- pH = 6 – 8, hoạt động tốt nhất ở pH trung tính.
- Trong thời gian nuôi cấy ban đầu hay hay cải tạo lại hệ thống, bể phải được khởi động trong tải trọng thấp hoặc nồng độ COD khoảng 2kg/m3
- Chất dinh dưỡng đảm bảo tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1
=> Cung cấp bùn vi sinh hiếu khí, bùn kỵ khí dạng lỏng, bùn kỵ khí dạng hạt cho hệ thống xử lý nước thải

2. Đối với hệ thống khởi động mới hoàn toàn hoặc phải nuôi cấy lại

Liều lượng vi sinh cần thiết được tính theo công thức: A=( m x V)/ 1000
Trong đó:
  • A: Khối lượng vi sinh nuôi cấy trong 1 ngày (lít/ngày)
  • m: 50-100ml (liều lượng vi sinh cần thiết dựa vào độ ô nhiễm của chất thải thông thường là 80ml)
  • V: Thể tích nước thải hiện hữu trong bể sinh học (m3) (hiếu khí hay kỵ khí ).
Các giai đoạn nuôi cấy hệ thống mới:
- Ngày thứ 1: Cho nước thải vào đầy 1/3 bể sinh học có sục khí + 1/3 bể nước sạch (tuần hoàn lại hay nước sạch để giảm tải lượng ô nhiễm). Mục đích của việc pha loãng là làm cho tải lượng COD trong thời gian nuôi cấy nhỏ hơn 2kg/m3. Cho men vi sinh đã tính toán, kết hợp dưỡng chất vi sinh (nếu thiếu) vào bể. Sau đó sục khí liên tục để vi sinh thích nghi và bắt đầu tăng trưởng sinh khối.
- Ngày thứ 2: Cho nước lắng khoảng 30 phút đến 2h sau đó cho nước trong ra, cho lượng nước thải mới vào để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho hệ vi sinh. Sục khí và tiếp tục châm thêm 1/2 đến 1/3 liều lượng vi sinh tính toán ban đầu vào, bổ sung hóa chất (dinh dưỡng) tùy thuộc vào chất lượng của bùn sinh học.
- Ngày thứ 3 tiếp tục làm theo ngày thứ 2. Quan sát chất lượng của hệ bùn vi sinh mà châm thêm hóa chất;
Sau khi nuôi cấy đến ngày thứ 7 -10 : Lúc này bơm nước thải mới vào và bắt đầu hệ thống bình thường, lúc này lượng sinh khối đã tăng lên đến mức ổn định để xử lý chất hữu cơ.
=> Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh vật hiếu khí cho hệ thống xử lý nước thải

3. Đối với quy trình hệ thống

Lưu lượng cấy duy trì sẽ được tính vào lưu lượng nước thải hằng ngày để bổ sung một phần vi sinh trôi ra ngoài và yếu dần đi.
Liều lượng vi sinh cần thiết được tính theo công thức A=( m x Q) / 1000
Trong đó:
  • A: Khối lương vi sinh bổ sung theo ngày, cách ngày hoặ theo tuần tùy vào độ ổn định của hê thống (kg/ngày)
  • m: 10-20ml (liều lượng vi sinh cần thiết)
  • Q: Lưu lượng nước thải đầu vào (m3/ngày)
Nếu hệ thống đã ổn định chỉ cần cho trực tiếp lượng vi sinh (khoảng 50ml/ngày, dựa vào lượng nước thải hằng ngày) mỗi ngày hoặc mỗi tuần vào hệ thống tùy vào độ ổn định của hệ thống để vi sinh luôn được ổn định và xử lý tốt.
Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo Hot

Tham gia cộng đồng trên Zalo để nhận được sự tương tác tốt hơn.
Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo Hot

Nhóm đăng và tìm thông tin tuyển dụng ngành môi trường.
Like và chia sẻ bài viết này ủng hộ mình nhé!

0 Response to "Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh bằng men vi sinh"

Đăng nhận xét

Được tải trợ

Liên kết

Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Thải | Thư viện môi trường | Mật ong rừng | Thiết Bị Đo Công Nghiệp | Vi Sinh Môi Trường | Tự Học Exsel | Công ty TNHH VLT | Cộng đồng kỹ thuật cơ điện VN
Hotline: 09.8484.2357