Các quá trình hiếu khí có thể xảy ra trong điều kiện tự nhiên hay trong các điều kiện xử lý nhân tạo. Trong điều kiện xử lý nhân tạo người ta tạo ra các điều kiện tối ưu cho quá trình oxy hóa sinh hóa nên quá trình xử lý có tốc độ cao và hiệu suất cao hơn.
|
Cơ chế phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí |
Quá trình chuyển hóa vật chất:
1. Quá trình oxy hóa chất hữu cơ :(đáp ứng nhu cầu năng lượng của tế bào)
CxHyOzN + O2 vsv CO2 + NH3 + H2O + Q (1)
2. Quá trình tổng hợp tế bào:(tổng hợp xây dựng tế bào)
(C5H7NO2: Công thức theo tỷ lệ
trung bình các nguyên tố chính trong tế bào vi sinh vật)
CxHyOz + NH3 + O2 vsv C5H7NO2 + CO2 + H2O + Q (2)
3. Quá trình oxy hóa nội bào (tự oxy hóa)
Quá trình diễn ra nếu tiếp tục tiến hành quá trình oxy hóa thì khi không đủ chất dinh dưỡng, Quá trình chuyển hóa các chất của tế bào bắt đầu xảy ra qúa trình tự oxy hóa.
C5H7NO2 + O2 vsv CO2 + NH3 +H2O + Q (3)
Một số lưu ý:
1. Trong quá trình oxy hóa sinh hóa hiếu khí, các chất hữu cơ chứa N, S, P cũng được chuyển thành NO3-, SO42-, PO43-, CO2, H2O.
2. Trong quá trình nuôi cấy bùn hoạt tính, sự gia tăng nồng độ bùn giúp thức đẩy quá trình oxy hóa chất hữu cơ nhưng nó cản trở sự tăng trưởng của sinh khối mới.
=> Lý do: khi cung cấp bùn vào hệ thống quá trình trao đổi chất xảy ra mãnh liệt sẽ làm cạn kiệt thức ăn cho sinh khối mới và bao quanh nó toàn là sản phẩm của quá trình oxy hóa chất hữu cơ.
3. Tăng liều lượng bùn trong aerotank cho phép tăng vận tốc oxy hóa chất hữu cơ, giảm thời gian sục khí và vì vậy là một trong các phương pháp tăng năng suất của bể. Mặt khác, tăng liều lượng bùn gây phức tạp cho bể lắng đợt II, tăng lượng bùn bị cuốn theo nước hoặc làm tăng thể tích bể lắng nếu muốn giữ nguyên hàm lượng chất lơ lửng trong nước ra.
Tham gia cộng đồng trên Zalo để nhận được sự tương tác tốt hơn.
Nhóm đăng và tìm thông tin tuyển dụng ngành môi trường.
Like và chia sẻ bài viết này ủng hộ mình nhé!
0 Response to "Cơ chế phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí"
Đăng nhận xét